Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 09/12/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Anh Tú, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 09/12/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tú
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Văn Nam  - 2. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau. Dựa trên các lý thuyết về khoa học quản lý trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đặc thù của hoạt động xuất bản ở Việt Nam, luận án chọn lọc và đề xuất 4 mục tiêu chính của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm: (1) Phát triển đúng định hướng của Đảng; (1) Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; (3) Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (4) Nâng cao hiệu quả kinh tế.

2. Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản.

3. Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa -  xã hội.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới với ảnh hưởng mạnh mẽ của sách điện tử và xuất bản trực tuyến. Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong đó nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa hoạt động xuất bản. Tác giả cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuất bản, cho phép thí điểm cổ phần hóa 1,2 NXB để tạo động lực mới cho hoạt động xuất bản.

2. Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới. Trong các giải pháp, tác giả nhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, tòa án, viện kiểm sát) trong việc phòng chống sách giả sách lậu là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay.

3. Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô hình và phương thức hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộc các trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứu khoa học. Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn đảm bảo vẫn yêu của quản lý nhà nước trong tình hình mới.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------
 
THE NEW CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION 
 
Title: State management for the publishing activities in Vietnam
 
New contributions in terms of academic and theory
 
1. State Administration for publishing activities has various economic and social objectives. Based on the theory of scientific management in the economic field – specific social and publishing activities in Vietnam, the dissertation has provided four goals of state management on publishing activities: 
 
-To develop in accordance to the Party’s orientation
-To enhance the people’s knowledge and spiritual life
-To protect the  legitimate interests of the authors of  literacy, inventors of artistic and scientific works
-To improve economic efficiency
 
2. Based on the theory of management science, the Dissertation gave rise to the content of State management for works published under management processes, including: Strategy, planning, policy and legal legislation for publishing activities; Organization and implementation of policies and legislation for publishing activities; Monitoring and inspection of publishing activities.
 
3. The factors affecting state management on publishing activities are generalized and clearly defined into three groups consisting of management entities, management subjects and environmental – economic – cultural – social factors.
 
New contributions in terms of academic and theory 
 
1. The Dissertation has made proposals on publishing activities and state management on this sector regarding the profound influence of e-books and online publishing. The Dissertation has outlined the views on the state management on publishing activities in which, social viewing of publishing activities are emphasized. The Dissertation’s author argues that it is time to enhance the role of the private sector on publishing activities and allow pilot privatisation of one or more publishers to create new impetus for publishing activities.
 
2. The Dissertation has proposed four solutions to complement state management on publishing activities. In the solutions, the Dissertation’s author emphasised on raising the role and responsibilities of law enforcement agencies (the police, courts and inspectors) in the preventions of non-genuine books is urgently required for the healthy development of publishing activities.
 
3. Apart from the results of the Dissertation, the Dissertation’s author found that some issues need to be studied more in-depth. These issues are also the Dissertation’s author aim to research in the near future. They are
 
a. In-depth study on models and methods of operation of a particular group of publishers. For example, university publishers with specialised publications of scientific research
 
b. In-depth studies on state management on nationalisation of the publishing sector, contributing to the nationalisation of this area while ensuring the requirements of state management in the new era are met.