Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 22/02/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Anh Tuấn, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam".
Thứ tư, ngày 22/01/2020
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)     
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Bưu
 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Dự định khởi sự kinh doanh bị chi phối bởi khá nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố có tính đồng nhất về kết quả nghiên cứu (Elfving và cộng sự, 2009; Shariff và Saud, 2009, Linan và Chen, 2009, Tong và cộng sự, 2011) ở nhiều quốc gia khác nhau như thái độ và nhận thức, chuẩn chủ quan, đặc điểm cá nhân; thì các yếu tố khác vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả nghiên cứu như: nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục khởi sự kinh doanh, đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh doanh của gia đình, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Sự khác biệt này cũng có thể do bối cảnh và sự khác biệt về văn hóa của từng quốc gia. Mô hình lý thuyết nghiên cứu của luận án kế thừa 3 yếu tố cơ bản (thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) từ lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh và các nhân tố được rút ra từ luận điểm lý thuyết của các nghiên cứu đi trước (thái độ đối với tiền bạc, nhu cầu thành đạt, giáo dục KSKD, kinh nghiệm/trải nghiệm KSKD); bổ sung nhân tố mới ít được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm là chính sách hỗ trợ của chính phủ.
 
Luận án đo lường mức độ mong muốn khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, đồng thời cũng đã thảo luận về khả năng tồn tại sự khác biệt giữa trạng thái nghề nghiệp, giới tính, nghề nghiệp của cha mẹ, trình độ chuyên môn, vùng miền của thanh niên ảnh hưởng thế nào đến dự định khởi sự kinh doanh. Luận án đã kiểm định lại nhiều biến còn tranh luận, chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu trước đây (nhận thức kiểm soát hành vi, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh doanh gia đình, Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ) và một số biến mới trong môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội có nhiều nét đặc trưng như Việt Nam (yếu tố thuộc về bản thân, yếu tố liên quan đến giáo dục khởi sự kinh doanh).
 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra như sau: giáo dục khởi sự kinh doanh có tác động rất mạnh đến thái độ với khởi sự kinh doanh. Đồng thời, trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên thì thái độ với khởi sự kinh doanh và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất, kinh nghiệm khởi sự kinh doanh có tác động yếu nhất. Luận án chỉ ra có sự khác biệt giữa các trạng thái nghề nghiệp, tức là ảnh hưởng giữa các nhân tố đến dự định khởi sự kinh doanh có sự khác nhau giữa nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm. 
 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án có đề xuất một số hàm ý chính sách tới các cơ quan quản lý, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các trường đại học, học viện nhằm thúc đẩy khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thái độ tích cực của thanh niên Việt Nam với khởi sự kinh doanh, đổi mới giáo dục khởi sự kinh doanh theo hướng tăng cường trải nghiệm cho thanh niên ngay từ khi còn học phổ thông, hoàn thiện khung pháp lý về khởi nghiệp, về sỡ hữu trí tuệ, về đầu tư mạo hiểm, đặc biệt cần có các chương trình hỗ trợ khởi sự kinh doanh cho thanh niên nông thôn. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis name: Factors affecting entrepreneurial intention of Vietnamese youths 
Major: Economic Management (Management Science)            
Training institute: National Economics University 
 
New academic, theoretical contributions 
 
Entrepreneurial intention (EI) is influenced by rather plenty of different factors. Apart from factors sharing similar research findings (Elfving et al., 2009; Shariff & Saud, 2009, Linan & Chen, 2009, Tong et al., 2011) in many countries, such as: attitude and perception, subjective norm, personality traits; there are still other factors whose research results are inconsistent, namely: perceived behavioural control, entrepreneurial education, personality traits, entrepreneurial experience, family business tradition, Governmental supportive policies. Such difference is probably due to distinguished context and culture of each country. The thesis’s theoretical research model inherits 3 fundamental factors (attitude, subjective norm, perceived behavioural control) from the theory of planned behavior (TPB), Shapero’s model of entrepreneurial event (SEE) and factors concluded from previous studies (attitude towards money, need for achievement, entrepreneurial education, entrepreneurial experience); supplements a new factor, Governmental supportive policies, with little testing by experimental research. 
 
The thesis measures EI levels of Vietnamese youths, meanwhile, discusses how the possibility of existing differences in employment status, gender, parental occupation, expertise, living areas of the youths affects EI. The thesis has tested controversial factors of previous studies (perceived behavioural control, entrepreneurial experience, family business tradition, Governmental supportive policies) and several new factors in typical Vietnam’s cultural, economic and social environment (factors belonging to personality and factors related to entrepreneurial education).   
 
New findings, proposals from the thesis survey and research results
 
The research findings indicate that entrepreneurial education has strong influence on attitude towards entrepreneurship. At the same time, among the factors directly affecting EI of the youths, attitude towards entrepreneurship and perceived behavioural control have the strongest influence whereas entrepreneurial experience has the weakest one. The thesis shows out differences between employment statuses, i.e., influences of the factors on EI are different between students and young worker youths. 
 
Based on the research findings, the thesis has proposed a number of implicative policies to managerial authorities, Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee, universities and institutions to promote EI of Vietnamese youths, emphasizing the importance of nourishing positive attitude towards entrepreneurship of Vietnamese youths, renovating entrepreneurial education by increasing practical experience for the youths from secondary schools, completing legal framework for entrepreneurship, intellectual property rights, venture capital, especially having supportive programs to promote entrepreneurship for the youths in rural areas.