Nghiên cứu sinh Nguyễn Ánh Tuyết bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ánh Tuyết, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 07/04/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ánh Tuyết
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Về mặt lý luận: Luận án đưa ra các kênh lan tỏa của các doanh nghiệp xuất khẩu và kênh lan tỏa của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu tới các nhóm doanh nghiệp. Sau đó, luận án thiết lập các  giả thuyết nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm để phân tích tác động của xuất khẩu tới năng suất có tính đến các biến đặc trưng doanh nghiệp,  quy mô, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh
 
Về mặt học thuật: Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp khác nhau, hồi quy theo kỹ thuật của OP, LP, GMM để ước tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) theo ngành nghề kinh tế, vùng miền, quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp; Sự khác biệt của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu. Thứ hai, luận án ước lượng tác động của xuất khẩu đến cả TFP và năng suất lao động, khác với các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào một loại năng suất cụ thể. Thứ ba, luận án tính toán các kênh lan tỏa của các doanh nghiệp có xuất khẩu và kênh lan tỏa của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu, sau đó ước lượng tác động các kênh truyền tải của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu này tới năng suất các doanh nghiệp trong nước Việt Nam. 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Thứ nhất, xuất khẩu có tác động tích cực đến TFP, năng suất lao động (NSLĐ) của các doanh nghiệp. Xét trên toàn bộ doanh nghiệp cho thấy, khi doanh nghiệp có sự gia tăng về xuất khẩu một đơn vị thì nó giúp các doanh nghiệp tăng 0.0243 đơn vị TFP và 1.11e-08 đơn vị NSLĐ. Nếu xét riêng nhóm doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) cho biết khi doanh nghiệp có sự gia tăng về xuất khẩu một đơn vị thì nó giúp các doanh nghiệp tăng 0.0407 đơn vị TFP và 0.0141 đơn vị NSLĐ.
 
Thứ hai, doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu và không tham gia xuất khẩu không có khác biệt NSLĐ. Tuy nhiên, đối với TFP thì cho thấy khi doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu có sự khác biệt với doanh nghiệp FDI không tham gia xuất khẩu là 0.0380 đơn vị. Ngành nông lâm thủy sản có TFP, NSLĐ cao hơn so với doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu. Đối với ngành khai khoáng, sự khác biệt về TFP của DNXK với doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu là 1.19e-06, còn không tìm thấy sự khác biệt này ở NSLĐ. Riêng ngành công nghiệp chế biến, sự khác biệt năng suất giữa DNXK và không tham gia xuất khẩu.
 
Thứ ba, kết quả khi ước lượng về các kênh lan tỏa chỉ ra cả tác động lan tỏa tích cực và tác động lan tỏa tiêu cực. Cụ thể, tác động tích cực đối với TFP được thể hiện thông qua liên kết xuôi và ngược cung; đối với NSLĐ thấy được qua liên kết ngang và ngược cung. Tác động lan tỏa tiêu cực thể hiện qua kênh lan tỏa ngược, ngang (TFP); qua kênh lan tỏa xuôi (NSLĐ). Tuy nhiên, kết quả lại chưa chỉ ra được tác động lan tỏa từ doanh nghiệp xuất khẩu qua mối liên kết ngược tới NSLĐ của doanh nghiệp trong nước.
 
Thứ tư, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu có tác động lan tỏa tích cực tới TFP thông qua liên kết xuôi và ngược cung; đối với NSLĐ chỉ thấy được qua liên kết xuôi. Sự xuất hiện của FDI xuất khẩu khiến cho năng suất của các doanh nghiệp giảm cụ thể: qua kênh lan tỏa ngược, ngang (TFP); qua kênh lan tỏa ngược cung (NSLĐ). Tuy nhiên, kết quả lại chưa chỉ ra được tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI xuất khẩu qua mối liên kết ngược và liên kết ngang tới NSLĐ của doanh nghiệp trong nước.
 
Thứ năm, luận án đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hấp thụ tác động tích cực từ xuất khẩu đến năng suất: (1) Thành lập nhiều khu công nghệ cao, khu công nghiệp để các DN có thể tận dụng được lợi thế của tích tụ, tập trung ngành trong việc lan tỏa kiến thức công nghệ từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh trên thị trường (2) Tập trung cải thiện những bất cập vùng miền ảnh hưởng lên sự hấp thu hiệu ứng tích cực từ xuất khẩu trong việc nâng cao năng suất như vùng Tây Bắc Bộ.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: The effect of export on productivity of enterprises in Vietnam
Major: Economics
PhD student: Nguyen Anh Tuyet  
Instructor: Assoc. Prof.Dr. Ha Quynh Hoa, 
Training facility: National Economics University
 
New contributions of the thesis
 
Theoretically: The thesis presents the spillover channels of exporting enterprises and the spillover channels of exporting FDI enterprises on groups of enterprises. The thesis then establishes research hypotheses and empirical research models to analyze the effect of exports on productivity taking into account firm-specific variables, size, ownership type, and sector and business lines.
 
Academically: Firstly, the thesis uses different methods, regression techniques of OP, LP, GMM to estimate the total factor productivity (TFP) by economic sector, region, size and type of enterprise ownership; Differences between exporting and non-exporting enterprises. Secondly, the thesis estimates the effect of export on both TFP and labor productivity, unlike previous studies focusing on only one specific type of productivity. Thirdly, the thesis calculates the spillover channels of exporting enterprises and the spillovers of exporting FDI enterprises, then estimates the effect of spillover channels of these exporting enterprises on productivity of domestic enterprises in Vietnam.
 
New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis 
 
Firstly, export has a positive impact on TFP, labor productivity of enterprises. On the whole, it shows that when an enterprise has an increase in export per unit, it helps the enterprise increase 0.0243 TFP units and 1.11e-08 units of labor productivity. For exporting enterprises, it shows that when enterprises have an increase in export per unit, it helps enterprises to increase 0.0407 units of TFP and 0.0141 units of labor productivity.
 
Secondly, the results also indicate that FDI enterprises participating in export and not participating in export do not have labor productivity difference. However, for TFP, it shows that FDI enterprises participating in export are different from FDI enterprises not participating in export, the difference is 0.0380 units. Agriculture, forestry and fisheries have higher TFP and labor productivity than non-exporting enterprises. For the mining industry, a difference in TFP of exporting enterprises with non-exporting enterprises is found, it is 1.19e-06, and no difference can be found in labor productivity. For the processing industry, the estimation results do not show the productivity difference between exporting and non-exporting enterprises.
 
Thirdly, the results when estimating spillover channels indicate both positive spillover effects and negative spillover effects. Specifically, the positive effect on TFP is shown through forward and backward linkages; nsld is seen through horizontal and backward linkage of supply. Negative spillover effects are reflected in the backward and horizontal spillover channel (TFP); through the spillover channel (nsld). However, the results did not indicate the spillover effects from exporting enterprises through the backward linkage to the labor productivity of domestic enterprises.
 
Fourth, the appearance of export FDI enterprises has a positive spillover effect on TFP through forward and backward linkage; nsld is only seen through forward linkage. In addition, empirical results also show that the appearance of exporting FDI enterprises also makes the productivity of enterprises decrease in detail: through the backward and horizontal spillover channel (TFP); through the backward spillover channel of supply (nsld). However, the results did not indicate the spillover effects from exporting FDI enterprises through backward linkage and horizontal linkage to labor productivity of domestic enterprises.
 
Fifthly, based on analyzing real data and results of the thesis research, there are several solutions to improve the efficiency of absorbing positive effects from export to productivity: (1) Establishment of many technology parks in order to take advantage of agglomeration, focusing on industry in spreading technological knowledge from enterprises participating in export, improving the competitiveness of enterprises. mitigate the negative effects of competition laws in the market (2) Focusing on improving regional inadequacies affecting the uptake of positive effects from exports in improving productivity such as the Northwest region.