Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Đào bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 16/03/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đăng Đào, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 16/03/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập  ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế  (Khoa học quản lý)     Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đăng Đào
Người hướng dẫn: GS.TS. Phan Công Nghĩa, PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã phân tích và làm rõ hai khái niệm “quản trị” và “quản lý” trường đại học. Quản trị trường đại học tập trung vào các cơ cấu và các quy trình hoạt động của trường đại học nhằm đảm bảo: tính hiệu quả; tính hiệu lực và tính bền vững. Trong khi đó, quản lý trường đại học tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành trường đại học. Luận án phân tích  các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ( NCL) ở Việt Nam và chỉ rõ ngoài vai trò của Nhà nước thì vai trò của hội đồng quản trị và ban giám hiệu trong các trường đại học NCL ở Việt Nam  là yếu tố quyết định. Luận án đề xuất bộ tiêu chí đo lường hiệu quả quản trị trường đại học bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu (1) Tính hiệu quả (mục tiêu ngoài), là mục tiêu của cả nước, của xã hội; (2) Tính hiệu lực (mục tiêu trong), là tiêu chí đo lường hoạt động quản trị của từng trường đại học, một mặt nó phải góp phần để đạt được mục tiêu ngoài (mục tiêu của cả nước, của xã hội), mặt khác nó phải đáp ứng được các mong muốn của bản thân các trường đại học; (3)Tính bền vững của một trường đại học là tổng hợp tính hiệu quả và tính hiệu lực. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ công tác quản trị các trường đại học Quốc tế và những phân tích, đánh giá về công tác quản trị trong các trường đại học NCL ở Việt Nam, luận án đã chỉ rõ hai nhóm nguyên nhân  của những hạn chế, bất cập trong công tác quản trị tại các trường đại học NCL: Nguyên nhân khách quan  là do chính sách của nhà nước và các các yếu tố bên ngoài tác động. Nguyên nhân chủ quan là do bản thân các trường chưa phân định hợp lý chức năng giữa Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu  nhà trường trong hoạch định và thực thi các quyết định quản trị;  Văn hóa nhà trường chưa được chú ý đúng mức để từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới cho phù hợp.

Luận án cũng đề xuất một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học NCL, trong đó đã nhấn mạnh hai nội dung: Về phía nhà nước cần phải thực hiện năm giải pháp: Thứ nhất, vấn đề quản lý nhà nước đối với giáo dục cần nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình “nhà nước kiểm sát” sang mô hình “nhà nước giám sát”; Thứ hai, nhà nước cần  trao quyền tự chủ đầy đủ hơn cho các trường, bởi vì chỉ có tự chủ thì các trường mới phát huy được đầy đủ khả năng và tính sáng tạo trong các hoạt động của nhà trường; Thứ ba,  Việc kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học là cần thiết và phải có cơ quan kiểm định độc lập tách rời khỏi BGD&ĐT; Thứ tư, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần tài chính cho các trường đại học ngoài công lập thì mới đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các trường công lập và các trường NCL; Thứ năm,cần tăng cường quan hệ giữa Nhà nước và Nhà trường và các doanh nghiệp thể hiện cụ thể bằng cơ chế chính sách và các thông tư hướng dẫn cụ thể;

Về phía các trường cần phải thực hiện tám giải pháp: Thứ nhất, các trường cần phải đổi mới sâu sắc về cơ cấu tổ chức, nhân sự vì đây là vấn đề then chốt mang tính đột phá để thực thi các hoạt động của nhà trường; Thứ hai, các trường cần phải chủ động đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, vì đây là vấn đề cơ bản mang tính cốt lõi của tất cả các trường đại học; Thứ ba, các trường cần đổi mới công tác kiểm định và đánh giá chất lượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan kiểm định; Thứ tư, đổi mới công tác quản trị tài chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải gắn liền với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình với người học, với các cơ quan chức năng và với xã hội; Thứ năm, các trường đại học NCL cũng cần năng động, chủ động hơn trong việc xây dựng và vận hành một mô hình quản trị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước và của bản thân các trường; Thứ sáu, Tăng cường quan hệ giữa Nhà nước và Nhà trường để nhằm đảm bảo hoạt động của các trường đi đúng hướng; Thứ bảy, các trường cần tăng cường quan hệ giữa Nhà trường và các doanh nghiệp để nhằm mục đích đào tạo đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng; Thứ tám, các trường cần xây dựng văn hóa trường đại học vì đây là giá trị cốt lõi, là thương hiệu của các trường ./.

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Ph.D Thesis: Administrative innovation in the non-public universities in Vietnam   
Field: Economic management          Code:  62340410
PhD candidate: Nguyễn Đăng Đào
Supervisors: 1. Prof. Dr. Phan Công Nghĩa                   2. Assoc.Prof. Dr. Đặng Thị Thanh Huyền
 
Academic and theoretical contributions: 
 
The thesis has analyzed and clarified two concepts, namely “university administration” and “university management”. University administration focuses on the university’s structures and operational processes in order to ensure efficiency, effectiveness and sustainability. Meanwhile, university management concentrates on necessary tools to manage a university. The thesis has analyzed the factors which have an influence on the administration in the non-public universities (NPU) in Vietnam and has clearly stated the role of the board of governors and the school board in NPU, Vietnam is a decisive factor. The thesis also suggests a set of criteria measuring the efficiency of university administration, including three main fields (1) the efficiency (external goal), the goal of the nation and the society; (2) the effectiveness (internal goal), a criterion for measuring the administration of each university - on the one hand it has to contribute to the achievement of the external goal, on the other hand it has to fulfil the desire of universities themselves; (3) the sustainability of a university is  the combination of  the efficiency and the effectiveness.                         
 
New suggestions from research results:  
 
Based on the experience gained from the administration of international universities as well as the analyses and assessments of the administration in NPU in Vietnam, the thesis clearly pointed out two causes for limitations and shortcomings in the administration at NPU: the objective cause is because of state policies and the impact of external factors. The subjective cause is because universities themselves have not suitably separated between the board of governors and the school board in planning and executing administrative decisions;  insufficient attention has been paid to school culture to, so that innovative solutions will be proposed accordingly. The thesis also suggests some innovative solutions for the purpose of enhancing the administration quality in NPU, with the emphasis on two aspects. To the government, five solutions need implementing: firstly, the educational state management needs to change from the model “controlled by the state” to the model “supervised by the state”. Secondly, the state needs to grant more autonomy to universities because it is only autonomy that let the universities promote their ability and creativity in the school activities. Thirdly, ranking universities and testing their quality are necessary and there has to be an inspection organization separating from the Ministry of Education and Training. Fourthly, the state needs to have a partly-financial support policy for NPU to ensure fairness and equality between public universities and NPU. Fifthly, the relations between the state, the school and enterprises need to be strengthened, which is manifested in policy mechanism and circulars with concrete guidelines. To universities, eight solutions need implementing: firstly, universities have to renew organizational structure and personnel because this is a break-though key issue to implement school activities. Secondly, universities have to innovate training, scientific research, technology transfer and international co-operation, for this is a key and basic issue of all universities. Thirdly, universities need to innovate testing and assessment in the quality in every operation field of the school and meet the inspection organization’s requirement. Fourthly, innovating financial administration, autonomy and self-responsibility ought to attach to social responsibility, accountability with students, with the authorities and society. Fifthly, NPU should also be more dynamic and active in the construction and operation of an administrative model suitable for the conditions and circumstance of the country and universities themselves. Sixthly, relations between the state and the school are strengthened to ensure that the operation of universities is carried out according to the precise directions. Seventhly, relations between the school and enterprises need to be strengthened with the aim of training to meet the needs of recruiters. Eighthly, universities need to build university culture because it is their core value and trademark.