Nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 05/12/2019 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đình Hưng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Quản lý công), với đề tài "Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc".
Thứ hai, ngày 04/11/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Quản lý công)
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Hưng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Bưu, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
- Về mặt học thuật: 
 
Thứ nhất, luận án đã phân tích và làm rõ khái niệm, nội dung về chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số trên quan điểm tiếp cận chính sách của lý thuyết khoa học quản lý và đặc biệt luận án đã đóng góp vào lý luận xây dựng các yếu tố liên quan tới việc đảm bảo giáo dục cơ bản từ cả phía cung và phía cầu về giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số.
 
Thứ hai, luận giải mô hình đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1988) và Bổ sung thêm 3 nhân tố các yếu tố đặc thù của người dân tộc thiểu số để đánh giá chất lượng và sự hài lòng của người dân tộc thiểu số đối với việc cung cấp dịch vụ giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập: thời gian đến trường; kết quả học tập và hỗ trợ kinh phí trong mối quan hệ với chất lượng giáo dục cơ bản và sự hài lòng của người dân tộc thiểu số đối với giáo dục cơ bản. Đề xuất mô hình các nhân tố (từ quy trình chính sách: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát chính sách) tác động đến kết quả và tính thực thi của các chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số. Xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra, khảo sát đối với người dân tộc thiểu số và các cán bộ, công chức tham gia vào quy trình xây dựng và thực thi chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số.
 
- Về phương pháp, công cụ nghiên cứu:
 
Luận án đã kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để kiểm định các mối quan hệ trên cơ sở dữ liệu khảo sát, điều tra. Vận dụng khung lý thuyết phân tích tác nhân tố tác động đến tiếp cận giáo dục cơ bản của trẻ em dân tộc thiểu số dựa trên dữ liệu điều tra mức sống của các hộ gia đình người dân tộc - Tổng cục thống kê (2015) hồi quy tuyến tính nhằm phân tích từ phía cung và mô hình đánh giá chất lượng sự hài lòng của Parasuraman (1988) bằng 187 phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS 22 nhằm đánh giá về phía cầu. Phương pháp định lượng áp dụng phân tích nhân tố dựa trên kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, và hồi quy tuyến tính đa biến bằng phần mềm SPSS 20.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Một là, tồn tại quan hệ đồng biến có ý nghĩa thống kê của các nhân tố: (i) sự đồng cảm; (ii) phương tiện hữu hình đến chất lượng giáo dục cơ bản của các cơ sở giáo dục TH và THCS; đồng thời có quan hệ đồng biến giữa chất lượng giáo dục cơ bản đến sự hài lòng của người dân tộc thiểu số tại vùng Tây Bắc. 
 
Hai là, tồn tại tác động tích cực có ý nghĩa thống kê giữa các nhân tố kiểm soát, tổ chức thực hiện và hoạch định chính sách đến kết quả và hiệu lực của các chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản tại vùng Tây Bắc. 
 
Ba là, trên cơ sở kết quả mô hình hồi quy tuyến tính và phân tích định tính, luận án đã xác định thứ tự ưu tiên đề xuất một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, gồm: (i) Tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản của các cơ sở giáo dục; (ii) Tăng cường sự hỗ trợ và thu hút học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đến trường; (iii) Hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng vùng Tây Bắc. Một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan đến chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Title: Policies on assurance for general education access for ethnic minorities in Northwestern region 
Specialization: Public management                     
PhD attendant: Nguyen Dinh Hung          
Supervisor: Asso. Pro, Dr. Mai Van Buu, 
Institution: National Economics University 
 
Academic and theoretical new contributions:
 
- Academic aspect: 
 
Firstly, the thesis provided an analysis and clarification of definition and contents related to policies on the assurance for general education access for ethnic minorities based on the policy approach perspective of scientific management theory. Especially, the thesis contributed to theories on the construction of factors related to the assurance of general education from both supply and demand parties in regard of general education for ethnic minorities.
 
Secondly, the thesis explored the service measurement model by Parasuraman (1988) and it supplemented 3 other typical elements for ethnic minorities in the process of evaluating the quality and satisfaction of ethnic people with public institution’s supply of general education. These mentioned elements were time at school; academic performance and tuition assistance under the relation with general education quality and ethnic people’s satisfaction with general education. The thesis proposed a model of factors (including policy making process: planning, implementation, policy control) which put an impact on the effects and feasibility of policies on assurance for general education for ethnic minorities. There was an establishment of questionnaire for survey with ethnic people, and staff participating in the construction and implementation of policies on assurance for general education for ethnic minorities.
 
- Research methods and tools:
 
The thesis combined both qualitative and quantitative methods in testing relationships based on the collected data. It applied the theoretical frame to work on an analysis into factors affecting policies on assurance for general education for ethnic children. This frame was built up based on data about living standard of ethnic households – General Office of Statistics (2015).  The thesis also employed linear regression to analyze both supply and demand components as well as the model on satisfaction evaluation given by Parasuraman (1988).  This was carried out by 187 responses to questionnaire processed by SPSS 22 to assess the demand aspect. The qualitative method was utilized to analyze researched elements based on Cronbach’s Alpha scale, EFA and linear regression with multi variables by SPSS 20.
 
New findings and recommendations inferred from the thesis’s research results and survey 
 
Firstly, there is a statistical positive covariance between the following elements: (i) sympathy; (ii) tangible means of general education in primary and lower secondary institutions; also, there is a positive covariance between general education quality and ethnic people’s satisfaction in the Northwestern region. 
 
Secondly, there is a statistical positive impact of elements namely control, implementation and policy making on the result and effect of policies on the assurance of general education for ethnic minorities in Northwestern region. 
 
Thirdly, based on the results of linear regression and qualitative analysis, the thesis determined the prioritizing order of proposed recommendations for solutions to improve the effectiveness and efficiency of policies on the assurance of general education for ethnic minorities in Northwestern region. These solutions should cover (i) Fostering the capability of providing general education service of education institutions; (ii) Enhancing assistance and attraction for ethnic students in Northwestern region; (iii) Completing policies on infrastructure development in Northwestern region. The thesis also mentioned recommendations for the Assembly, the Government, Ministries, sectors and local authorities. These recommendations should be linked with the assurance for general education access for ethnic minorities in Northwestern region.