Nghiên cứu sinh Nguyễn Đoan Trang bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/07/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đoan Trang, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 09/06/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đoan Trang
Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS Nguyễn Văn Phúc        2. GS.TS Nguyễn Đình Phan

Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã lượng hóa được tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế qua các kênh tác động trong thời kỳ từ năm 1995-2016. Cụ thể như sau:

+ Về phía cầu, (i) Kết quả hồi quy OLS với số liệu quý cho thấy đầu tư công có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế qua tác động trực tiếp tới tổng cầu, và tác động tích cực này kéo dài trong khoảng 04 quý. Tăng đầu tư công sẽ có tác động lớn nhất tới tổng cầu sau 1-2 quý, sau đó giảm dần; (ii) Kết quả phân tích sử dụng mô hình VECM với số liệu quý cho thấy không có hiện tượng lấn át hoàn toàn của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Kết quả phân rã phương sai cho thấy những thay đổi trong đầu tư công sẽ có đóng góp lớn hơn tới những thay đổi của đầu tư tư nhân sau một thời kỳ nhất định.

+ Về phía cung, (i) Đầu tư công có đóng góp tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi đầu tư công, đầu tư tư nhân và lao động tăng 1% thì tăng trưởng tương ứng là 0,23%, 0,55% và 0,32%. Tuy nhiên, mức đóng góp của tăng đầu tư công tới sản lượng có khác biệt giữa các vùng địa lý: thấp hơn ở những vùng có kinh tế tư nhân phát triển, cao hơn ở những vùng kinh tế tư nhân chưa phát triển. (ii) Đầu tư công có tác động tích cực tới năng suất lao động tại Việt Nam, và tác động này trong ngắn hạn cao hơn so với tác động dài hạn.

- Để đạt mức tăng trưởng tối ưu, tỷ lệ đầu tư công/GDP theo giá so sánh 2010 của Việt Nam trong các giai đoạn 2001-2005, 2006-2010 và 2011-2015 phải đạt mức 18,88% GDP, 18,12% GDP và 18,11% GDP, trong khi con số thực tế chỉ đạt tương ứng 11,08% GDP, 11,28% GDP và 12,25% GDP. Với quy mô đầu tư công như vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa đủ để đạt được mức tăng trưởng tối ưu.

- Luận án đã lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số Sig. đối với các biến QL, PB và NCV < 0.05, tức là các hệ số này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam bao gồm: Quản lý đầu tư công có tác động lớn nhất, tiếp đến là nhu cầu vốn đầu tư và cuối cùng là phân bổ vốn đầu tư. Chưa có bằng chứng cho thấy xã hội hóa nguồn vốn đầu tư ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam (do hệ số Sig. > 0,05).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư công có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, chủ yếu do Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nhu cầu vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, những bất cập trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư công đã làm giảm hiệu quả đầu tư, hạn chế tác động tích cực của đầu tư công tới tăng trưởng, đồng thời giảm khả năng đi vay để thực hiện các dự án đầu tư công trong tương lai. Do vậy, để phát huy tác động tích cực của đầu tư công tới tăng trưởng, Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, đổi mới cơ chế phân bổ để đầu tư công được phân bổ vào những nơi hiệu quả nhất, cơ cấu lại thu chi ngân sách và huy động sự tham gia của tư nhân vào các dự án đầu tư công để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư công.
Người hướng dẫn khoa học
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impacts of public investment on economic growth in Vietnam
Major: Development Economics (Economics of Investment)   
PhD candidate: Nguyen Doan Trang
Scientific Advisors:  1. Assoc.Prof. Nguyen Van Phuc        2. Prof. Nguyen Dinh Phan

New contributions of the thesis

- The thesis quantifies the impacts of public investment on economic growth through the impact channels in the period 1995-2016. The results are as follows:

+ On the demand side, (i) the OLS regression results show that public investment has a positive effect on economic growth through direct effects on aggregate demand, and this positive effect lasts about 4 quarters. Increasing public investment will have the greatest impact on aggregate demand over the next 1-2 quarters, then decreases gradually; (ii) The analysis using the VECM model with quarterly data shows that public investment does not entirely crowd out private investment. The variance decomposition shows that changes in public investment will make a greater contribution to changes in private investment after a certain period of time.

+ On the supply side, (i) Public investment contributes positively to economic growth. Particularly, if public investment, private investment and labor increase by 1%, GDP increased by 0.23%, 0.55% and 0.32% respectively. However, the contribution of increased public investment to output varies between geographic regions: it is lower in regions with more developed private sector, higher in undeveloped private economic regions. (ii) Public investment has a positive impact on labor productivity in Vietnam, and this impact is higher in the short term than long-term impact.

- In order to achieve optimum growth, the ratio of public investment / GDP at constant prices in 2010 for the periods 2001-2005, 2006-2010 and 2011-2015 must reach 18.88%, 18.12 % and 18.11% respectively, while actual figures only reached 11.08%, 11.28% and 12.25% respectively. With this scale of public investment, Vietnams economy does not achieve optimum growth.

- The thesis quantifies the influence of factors on the relationship between public investment and economic growth. The regression results show that the Sig. coefficients for the QL, PB and NCV variables are <0.05, i.e. the coefficients are statistically significant. Thus, the factors affecting the relationship between public investment and economic growth in Vietnam include: Public investment management has the greatest impact, followed by the need for investment capital and finally allocation of investment capital. There is no evidence that the socialization of investment capital affects the relationship between public investment and economic growth in Vietnam (Sig. >0.05).

New proposals from the research results

The results show that public investment has had positive impacts on Vietnams economic growth over the past two decades, mainly due to Vietnams lack of infrastructure and huge public investment demand. However, the inadequacies in managing and allocating public investment have reduced investment efficiency, limited the positive impact of public investment on growth, and reduced the likelihood of borrowing to finance public investment projects in the future. Therefore, in order to promote the positive impact of public investment on growth, Vietnam needs to improve the public investment management regime and reform the allocation mechanism so that public investment is allocated to effective places, restructuring budget expenditure and mobilizing private participation in public investment projects to better meet the needs of public investment.
Scientific advisor