Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoài Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/06/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Hoài Nam, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ".
Thứ tư, ngày 27/05/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý);               Mã số: 62340410 
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoài Nam  
Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án quán triệt đặc điểm việc làm của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân phần lớn là lao động già và trẻ em, thời gian lao động tăng lên, việc làm đa dạng hơn vào phân tích nội dung chính sách việc làm với năm bộ phận là: chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất và chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm. Luận án chỉ ra điều kiện tự nhiên; luật pháp về chính sách việc làm; tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện chính sách; nguồn lực thực hiện chính sách; khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách là những nhân tố cơ bản tác động đến việc thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
 
Luận án cho rằng, sự biến đổi trạng thái việc làm, sự biến đổi thu nhập của nông dân là kết của chủ yếu của sự tác động mà chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân mang lại.
 
Năm nội dung, năm nhân tố ảnh hưởng và hai tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên đây được nghiên cứu thống nhất trong tất cả các chương của luận án.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Qua tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 386 hộ nông dân, 143 cán bộ quản lý nhà nước các cấp và 09 đối tượng phỏng vấn sâu tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; khuyến nghị các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới. Những kết quả nổi bật là:
 
1. Đã chỉ ra việc tiếp cận chính sách việc làm của các đối tượng còn hạn hẹp; chính sách đào tạo nghề chưa thật gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chưa chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn; thu nhập bình quân khẩu của hộ không có lao động di cư thấp hơn so với hộ có lao động di cư; thu nhập bình quân khẩu của chủ hộ lớn tuổi (trên 45 tuổi) thấp hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi). 
 
2. Phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn của luận án chỉ rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo của chủ hộ đã có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của nhân khẩu; song tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao.
 
3. Luận án đề xuất trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ: 1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với xóa đói giảm nghèo; 2) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phải khắc phục được sự chênh lệch thu nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư, giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa các hộ hoạt động ở các ngành nghề sản xuất khác nhau; 3) Để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư tài chính cần tập trung cho những ngành nghề có thế mạnh là sản xuất và chế biến nông sản; 4) Chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất nông nghiệp gắn với việc tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản; 5) Bên cạnh đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.  
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Title: Employment policy for rural labors in the context of migration-researches conducted in some North Central provinces
Major: Economic Management (Managerial Science) Code: 62340410 
Research student: Nguyen Hoai Nam
Instructor: Prof. Dr. Mai Ngoc Cuong
 
New contributions in terms of academics and reasoning
 
The thesis presents thoroughly employment characteristics of rural labor in the context of migration, mostly the elderly and children labors, labor time increases, jobs diversified to analyze content related to employment policies, including vocational training support policy; employment transformation support policy; land support policy for production; technical application support for production; preferential credit policy to create job. The thesis also points out the natural conditions; law on employment policy; management and coordination in implementation of policies; resources for policy implementation; cognitive ability and approaches to policy are the fundamental factors affecting the implementation of employment policies for rural labors in the context of migration.
 
The thesis noted that employment status changes and income transformation of farmers are the result of impacts brought about from employment policy for rural labors in the context of migration. 
 
Five contents, or five factors that impact and two impacts of employment policy for rural labors in the context of migration are analyzed jointly throughout chapters of the thesis. 
 
New findings and recommendations from the results of research and surveys of the thesis
 
Through primary and secondary materials collected from 386 farm households, 143 public servant at all levels and 09 objects who are selected to interview in Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh, the thesis has clarified achievements and limitations and its reasons and proposed orientations and solutions to finalize employment policies for rural labors in the context of migration in the North Central during the next time. The typical results are as follows: 
 
1. The thesis has pointed out approaches to employment policies are still limited; vocational training policies are not really tied to the rural region; preferential credit policies to create jobs are primarily targeted to poor and nearly-poor households but do not pay attention to supporting rural enterprises; average income of each member of households without migrant workers is lower than that of households with migrant workers; the average income of all household members of the older households (above 45 years old) is lower than that of the young household (below 45 years-old). 
 
2. Regression analysis of the result surveyed in the area of North Central Provinces of the thesis also indicates employee size, proportion of revenues from non-agricultural activities, and the high training level of the householder have positive impacts on the increase of the average income of households. However, the impact of credit factors and science and technology in the province is not highly notable.
 
3. The thesis proposed in the area of North Central provinces: (1) Vocational training policy must be linked to job creation; economic restructuring is associated with poverty reduction; (2) Employment transformation support policy for rural workers in the North Central must overcome the gap of the average income between households with migrant workers and households without migrant workers, between the elderly householder and the young householder, between plain, mountainous and coastal areas, and among economic sectors; (3) Technical application support for production needs to increase financial investment and focus for the key strengths in producing and processing agricultural products of the North Central regions; (4) Overcome and restrict the phenomenon that people leave their farming and fields blank during deployment of land support policy for production; create raw materials associated with agricultural products processing industry in some provinces in the North Central; (5) Besides the objects supported are poor, nearly- poor households, attention should be paid to rural businesses to create new jobs.