Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Cẩn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Hữu Cẩn, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế ở Việt Nam"
Thứ hai, ngày 18/02/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế ở Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý            
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Cẩn           
Người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Thị Hải Hà

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:

1.    Sơ với các công trình nghiên cứu trước đây, Luận án này nghiên cứu tổng hợp tác động của các nhân tố tới động lực sáng tạo của nhà SC bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng.

2.    Luận án đã lựa chọn và khẳng định sự phù hợp của học thuyết về tự quyết của Ryan và Deci (2000) và học thuyết về xử lý thông tin có động lực trong các nghiên cứu của Grant và Berry (2011), Kunda (1990), Nickerson (1998), Mohrman và cộng sự (2001), Dreu và cộng sự (2000) để ứng dụng, xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong đó, học thuyết về xử lý thông tin có động lực còn khá mới mẻ trong các nghiên cứu về động lực sáng tạo của nhà SC.

3.    Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu, ứng dụng mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh với sự sáng tạo của nhà SC của Owan và Nagaoka (2012), No (2013), Grant và Berry (2011), trên các cơ sở lý thuyết cũng như để phù hợp với nhà SC Việt Nam, Luận án đề xuất mô hình phân tích các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà SC ở Việt Nam, gồm các nhân tố độc lập: tính hấp dẫn của hoạt động SC; lợi ích xã hội của SC; uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC. Trong mô hình, lợi ích xã hội của SC là nhân tố mới, được bổ sung và kiểm định tác động đồng thời cùng với các nhân tố khác tới động lực sáng tạo của nhà SC, dựa trên lý thuyết về xử lý thông tin có động lực và gợi ý trong các nghiên cứu của No (2013), Grant và Berry (2011).

4.    Luận án đã phát triển thang đo một số nhân tố bằng cách bổ sung chỉ báo đo lường dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phân tích định tính: nhân tố tính hấp dẫn của hoạt động SC; uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC; động lực sáng tạo của nhà SC; đồng thời điều chỉnh các chỉ báo thể hiện lợi ích xã hội của SC cho phù hợp với bối cảnh hoạt động SC.

5.    Các nghiên cứu về động lực sáng tạo của nhà SC thường được thực hiện trong bối cảnh ở nước phát triển (như ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu). Đề tài luận án được thực hiện trong bối cảnh mới ở nước đang phát triển là Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

(1)    Kết quả phân tích mô hình cho thấy mô hình phù hợp, tất cả các nhân tố độc lập đều có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà SC ở Việt Nam với mức độ giảm dần như sau: (i) lợi ích xã hội của SC; (ii) tính hấp dẫn của hoạt động SC; (iii) cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC; (iv) uy tín, danh tiếng nhờ SC; (v) sự gắn bó, ràng buộc với SC. Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ bởi kết quả phân tích định tính và định lượng. Kết quả này có chút khác biệt với các nghiên cứu của Rossman (1931), Henderson (2002), Owan và Nagaoka (2012) , theo đó nhân tố tính hấp dẫn của hoạt động SC có vai trò quan trọng nhất.

(2)    Kết quả phân tích mô hình có thêm phát hiện mới: các nhân tố kiểm soát là hiệu lực bảo hộ độc quyền SC và trình độ phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tới động lực sáng tạo của nhà SC ở Việt Nam.

(3)    Dựa trên kết quả nghiên cứu, Luận án nêu một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa động lực sáng tạo của nhà SC ở Việt Nam, bao gồm: (i) chú trọng tới lợi ích xã hội của SC; (ii) tăng tính hấp dẫn của hoạt động SC; (iii) thúc đẩy cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC; (iv) tạo lập uy tín, danh tiếng của nhà SC; (v) tăng sự gắn bó, ràng buộc với SC. Đồng thời, Luận án cũng nêu các kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hữu quan nhằm cải thiện môi trường của hoạt động SC, bảo đảm điều kiện để thực hiện các gợi ý chính sách: (i) bảo đảm hiệu lực bảo hộ độc quyền SC; (ii) cải thiện khả năng hấp thụ khoa học và công nghệ.


 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Research on factors affecting inventors’ motivation in Vietnam
Major: Management Science                  
PHD Candidate: Nguyen Huu Can       
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Do Thi Hai Ha
Institution: National Economics University

Contributions to academy and theory

Based on the theoretical and practical research results, the thesis has academic and theoretical contributions as follows:


1. Compared to previous literature, this research analyzes the impact of combination of factors on inventors’ motivation by both quantitative and qualitative methods.

2. The thesis selected and confirmed the relevance of Ryan and Decis (2000) self-determination theory and the motivated information processing theory in Grant and Berry (2011), Kunda (1990), Nickerson (1998), Mohrman et al. (2001), Dreu et al. (2000) for research model. In particular, the motivated information processing theory is quite new in the research on inventors’ motivation.

3. Based on the findings of literature review, the model of the relations between intrinsic and extrinsic factors and inventors’ motivation adopted from Owan and Nagaoka (2012), No (2013), Grant and Berry (2011), on a theoretical basis as well as to take the Vietnamese inventors’ perspective, the thesis proposes a model for analyzing the factors affecting inventors’ motivation in Vietnam, including independent variables such as interest of inventive activity, prosocility of invention, reputation and prestige by invention, engagement in invention, income or investment opportunities raised by invention. In the model, prosociality of invention is a new factor added and its impact on inventors’ motivation is tested simultaneously with other factors, based on the motivated information processing theory and suggested in the studies of No (2013) and Grant and Berry (2011).

4. The thesis has developed a number of factors by adding appropriate items based on the results of literature review, the theoretical basis and the qualitative analysis, including interest of inventive activity, reputation and prestige by invention, engagement in invention, income or investment opportunities raised by invention. At the same time, items measuring the prosocility of invention are adjusted.

5. Researches on inventors’ motivation is often done in the context of developed countries (e.g. in the United States, Japan, Europe). The research is implemented in the new context of developing countries, i.e. Vietnam.

New findings and implications based on results of the thesis

(1) The results of the model analysis show that the model is fit, all independent factors have positive impacts on inventors’ motivation in Vietnam with their decreasing importance as follows: (i) prosocility of invention; (ii) interest of inventive activity; (iii) income or investment opportunities raised by invention; (iv) reputation and prestige by invention; (v) engagement in invention. All hypotheses are supported by qualitative and quantitative analysis results. This result is slightly different from that of Rossman (1931), Henderson (2002), Owan and Nagaoka (2012), wherein interest of inventive activity is most important.

(2) The results of the model analysis have new findings: control factors which are the effectiveness of patent protection and the development level of science and technology also affecting inventors’ motivation in Vietnam.

(3) Based on the findings of this research, the thesis provides some policy implications to further encouraging inventors’ motivation in Vietnam, including policies on: (i) prosocility of inventions; (ii) interest of inventive activities; (iii) income or investment opportunities raised by inventions; (iv) reputation and prestige by inventions; (v) engagement in inventions. At the same time, the thesis also proposes recommendations to the Ministry of Science and Technology and other relevant agencies to improve the environment of inventive activities for ensuring conditions for implementing recommended policies, including (i) improvement of effectiveness of patent protection; (ii) improvement of absorption capacity of science and technology.