Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Khiếu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 26/12/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Hữu Khiếu, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Đầu tư phát triển Khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020".
Thứ bảy, ngày 26/12/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư) Mã số: 62310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Khiếu
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Văn Hùng   2. TS. Nguyễn Hồng Lĩnh

Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu 

Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững, phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững, đầu tư phát triển khu kinh tế, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư phát triển khu kinh tế theo hướng bền vững từ đó đề xuất chỉ tiêu đo lường và nhân tố ảnh hưởng đến nó, cụ thể là:  

(1) Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững. Trên góc độ kinh tế, ngoài 05 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế, luận án còn chỉ ra 02 nhóm chỉ tiêu (phản ánh hiệu quả trực tiếp của bản thân khu kinh tế ven biển; và tỷ lệ đóng góp của khu kinh tế ven biển đối với nền kinh tế). Trên góc độ xã hội, luận án đã chỉ ra 05 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Cuối cùng, trên góc độ môi trường có 04 chỉ tiêu đánh giá.

(2) Chỉ ra được bốn nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng theo hướng bền vững bao gồm: nhân tố thuộc môi trường quốc tế, quốc gia, địa phương và khu kinh tế làm cơ sở cho đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng (xây dựng mô hình nghiên cứu đa biến), với kỹ thuật xử lý số liệu theo phần mềm SPSS trong nghiên cứu về đầu tư phát triển tại khu kinh tế cụ thể. 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng chịu tác động nhiều nhất bởi nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc gia (beta =0,545), kế đến là nhân tố môi trường khu kinh tế (beta=0,350), tiếp theo là nhân tố môi trường địa phương (beta =0,270), và cuối cùng là nhân tố môi trường quốc tế (beta = 0,174). Kết quả phân tích hồi quy phù hợp với kết quả phân tích thông kế mô tả khi mà điểm số quan trọng cho bốn nhóm nhân tố lần lượt là: (i) Môi trường quốc gia (4,57/5); (ii) Môi trường khu kinh tế (4,46/5); (iii) Môi trường địa phương (4,25/5); và (iv) Môi trường quốc tế (4,26/5).

Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được đã chỉ ra 15 điểm hạn chế và nguyên nhân cụ thể trên các lĩnh vực đầu tư (phát triển hạ tầng khu kinh tế; phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ; phát triển con người; và bảo vệ môi trường). Đồng thời, kết quả phân tích SWOT đã chỉ ra được năm cơ hội và năm thách thức cho đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng trong thời gian tới.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất bảy định hướng cho đầu tư phát triển khi kinh tế Vũng Áng hướng đến tính bền vững trong thời gian tới. Đồng thời đã đề ra năm nhóm giải pháp cần chú trọng cho khu kinh tế Vũng Áng đó là: (1) Công tác đầu tư phát triển khu kinh tế hướng đến tính bền vững; (2) Công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; (3) Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; (4) Quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề xã hội; (5) Giải quyết các vấn đề môi trường.

Luận án cũng đã đề xuất kiến nghị cụ thể:

(i) Đối với Chính phủ: Một là, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư quốc gia. Hai là, hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển tai khu kinh tế. 

(ii) Đối với tỉnh Hà Tĩnh: Một là, kiên trì định hướng phát triển công nghiệp. Hai là, khắc phục vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý và mô hình khu kinh tế. Ba là, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào khu kinh tế. Cuối cùng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.

 

------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: Investment in developing the Vung Ang Economic Zone period 2006-2020
Major: Development Economics (Investment Economics) Code: 62310105
PhD Candidate: Nguyen Huu Khieu
Supervisor: 1. Associate Prof. Dr. Pham Van Hung; 2. Dr. Nguyen Hong Linh
 
New contributions to theoretical and methodological aspects
 
New contributions to the theoretical aspect: Based on the theory of sustainable development, economics zone development in the direction of sustainability, investment in developing of economic zones, the thesis has focuses on the clarifying the indicators and factors influence for the development investment efficiency, namely:
 
(1) Develop a system of indicators to evaluate the effectiveness of investment in developing the Vung Ang Economic Zone in the direction of sustainability. Based on the Economics Perspective, beside 05 indicators to assess the effectiveness of investment development of economic zones, the thesis has pointed out 02 groups of indicators (reflecting the direct effect of economic self coastal zones; and the ratio economic contribution of coastal areas for the economy). On the social perspective, the thesis has pointed out 05 indicators to assess effectiveness. Finally, on the environmental perspective, there are 04 indicators assessed.
 
(2) Indicates the main factors affecting the investment in developing the Vung Ang Economic Zone in the direction of sustainability, including factors of international, national, local and economics zones environmental as the basis for the proposed research model and hypotheses.
 
New contributions to the methodological aspect: this doctoral thesis has applied research methodology by combining the qualitative and quantitative method (multivariate research model), with techniques to handle data at the SPSS software for research into the research investment in developing the Zone. 
 
New conclusions, and recommendations from the research findings
 
Results of the factor analysis showed that the effective development investment Vung Ang economic Zone most affected by the national environmental factors (beta = 0.545), followed by the economics Zone environmental factors (beta = 0.350), followed by local environmental factors (beta = 0.270), and finally the international environmental factors (beta = 0.174). The results of regression analysis consistent with the results of statistical analysis that describes the important point for four groups of factors namely: (i) National Environmental (4.57/5); (ii) Economic Zone Environmental (4.46/5); (iii) Local Environmental (4.25/5); and (iv) International Environmental (4.26/5).
 
Results of the investment efficiency analysis developed Vung Ang Economic Zone shows not only the achievement but also 15 of limitations and specific causes in the fields of investment (infrastructure development and economic zone; development of industry, trade and services; human development; and protection of the environment). Also, the results showed SWOT analysis five of challenges and opportunities for investment and development of Vung Ang Economic Zone in the future.
 
Based on the study results, the thesis has proposed the seven investment-oriented to the economic development of Vung Ang Zone towards sustainability in the future. Also outlined in the solutions should focus on for the Vung Ang Economic Zone were: (1) Business development investment Economic Zone towards sustainability; (2) The clearance to facilitate the maximum for domestic and foreign investment; (3) Development of infrastructure; (4) Focus on the social problems; (5) Focus on the environmental issues. The thesis also proposes specific recommendations:
For the Government: Firstly, improvement of the policies to attract national investment. Second, improvement of the policy for investment development economic zones.
 
For Ha Tinh province: Firstly, perseverance oriented industrial development. Secondly, to overcome problems related to mechanisms and policies to manage and model economic zones. Third, encourage investors to invest in the economic zone. Finally, the development of quality human resources.