Nghiên cứu sinh Nguyễn Kế Nghĩa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 31/05/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Kế Nghĩa, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ".
Thứ ba, ngày 31/05/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.31.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Kế Nghĩa
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phan Đăng Tuất   2. TS Trương Đức Lực

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên khung lý luận về tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp theo lãnh thổ và quan hệ liên kết theo chiều dọc, theo chiều ngang giữa các chủ thể thực hiện các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm, luận án đã đưa ra bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc hình thành, phát triển cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) với sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm. 

Luận án cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng cơ bản có tác động trực tiếp tới sự hình thành, phát triển (CLKCN. Đó là: trình độ tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp  theo lãnh thổ; đặc trưng chuỗi giá trị sản phẩm và quan hệ liên kết giữa các DN trong chuỗi giá trị sản phẩm; sự phát triển công  nghiệp hỗ trợ; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng; cơ chế chính sách có liên quan của Nhà nước. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về CLKCN phù hợp với đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may, từ phân tích những nét khái quát thực trạng công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng trình độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất các doanh nghiệp dệt may trong vùng, thực trạng các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức hữu quan trong vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm dệt may. Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và những khó khăn cản trở trong phát triển CLKCN dệt may trong Vùng.

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, luận án đã phân tích luận cứ khoa học định hướng hình thành, phát triển CLKCN dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Định hướng đó lấy hạt nhân là các doanh nghiệp đầu đàn của ngành trong vùng có khả năng phát triển rộng rãi quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị dệt may, đồng thời phát huy những ưu thế của Khu Công nghiệp Dệt may Phố Nối B và các Cụm Công nghiệp làng nghề dệt may truyền thống ở mỗi địa phương. 

Luận án cũng đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện định hướng đã xác định. Đó là: xây dựng quy hoạch mạng lưới CLKCN dệt may trong vùng; thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp và các chủ thể hữu quan trong vùng; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may vào vùng; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo hướng đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng trong vùng; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Dệt may Việt Nam.   

Nội dung của luận án xem tại đây.

 
-------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Developing textile industrial clusters in the Northern delta economic focal region
Major:   Business Administration Code:62.31.01.02
Research student: Nguyễn Kế Nghĩa
Mentor: 1. PGS.TS Phan Đăng Tuất 2. TS Trương Đức Lực
 
New contributions in terms of academics and theoretical rationale

Based on the theoretical framework of business agglomeration and centralization in different territories and vertical and horizontal affiliate relations among the stages in the product value chain, the thesis clarifies the nature and basic characteristics of industrial clusters’ role in the sustainable and efficient development of enterprises in the product value chain.

The thesis also mentions the basic factors affecting directly the establishment and development of industrial clusters, which are the  agglomeration and centralization of territorial enterprises; the featured product value chain and the affiliate relations amongbusinesses in the value chain; the development of supporting industry; the level of infrastructure development; concerning mechanisms and policies of the Government.
 
Recommendations drawn from the research’s results

Applying the basic theories on industrial clusters which matches the characteristics of the textile industry, the thesis first analyzes the current development of textile industry in the Northern delta economic focal region, then it digs deeper into the current situation of business agglomeration and centralization in different territories and vertical and horizontal affiliate relationsamong businesses and organizations in the value chain of textile products. Therefore, the thesis has assessed the needs, favorable preconditions and difficulties hindering the development of textile industrial clusters in the Northern delta economic focal region. 

On the basis of SWOT matrix analysis, the thesis clarifies scientific orientation of the formation and development of textile industrial clusters in the Northern delta economic focal region. This orientation starts from the leading companies of the regional industry which are capable of widely developing the affiliate relations in the textile value chain, at the same time utilizes the advantages of Pho Noi B Textile Industrial Complex and clusters of textile traditional craft villages in each locality.

The thesis also proposes five main solutions to implement the identified orientation. They are: To build up the regional textile industrial clusters planning; To promote the development of affiliate relations among businesses and regional concerning organizations; To promote the investment into the regional textile supporting industry; To synchronously renovate, upgrade and construct modern infrastructure in the region; To promote the role of the State management agencies and the Vietnam Textile and Apparel Association.