Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Mạnh Cường, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình".
Thứ sáu, ngày 08/01/2016
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
 
Đề tài luận án: Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62310102 
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường
Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Đào Thị Phương Liên    2. TS.Hà Văn Siêu
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án chứng minh vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn lãnh thổ địa phương trên các phương diện giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các công ty trong vùng trong phát triển du lịch. Luận án đã chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố kinh tế - xã hội - môi trường, sự cân bằng lợi ích giữa thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau trong quá trình phát triển du lịch. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn lãnh thổ địa phương được xác định bao gồm: Hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch trên địa bàn tình theo tiêu chí phát triển bền vững; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch. Cùng với đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội kinh doanh, các doanh nghiệp địa phương và những tác nhân khác cũng đóng một vai trò quan trọng. 
 
Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2005 - 2013 đã chỉ ra sự nhận thức chưa đầy đủ của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững của Ninh Bình; việc thiếu vắng các chính sách hoạt động cụ thể trong phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững cũng như vai trò định hướng của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; nhiệm vụ tạo lập môi trường, khuôn khổ pháp lý cho phát triển du lịch ở địa phương cũng như công tác tổ chức, điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch bền vững trên địa bàn còn chưa gắn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Từ đó luận án rút ra kết luận: mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua phát triển chưa thực sự bền vững.
 
Trên cơ sở các quan điểm định hướng, luận án đã đề xuất đồng bộ 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh gồm: Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững phù hợp bối cảnh thực tế và xu hướng mới trong phát triển du lịch (quần thể danh thắng Tràng An để UNESCO công nhận di sản thế giới; hệ thống cơ sở lưu trú giai đoạn 2015 – 2030; khu du lịch Kênh Gà - động Vân Trình, hồ Đồng Thái; khu du lịch sinh thái Vân Long, sông Sào Khê); Xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình theo hướng quản lý, sử dụng nguồn thu từ du lịch, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp - người dân; tạo sự chuyển biến mới về nhận thức, hành động của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, củng cố hoạt động của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiến tới thành lập các hiệp hội khách sạn, hiệp hội đầu bếp, bảo đảm phát triển du lịch bền vững; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm của các khách sạn, nhà hàng, hãng du lịch lữ hành, các vi phạm về vệ sinh môi trường và các giải pháp điều kiện để phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết du lịch với các địa phương trong khu vực). Các giải pháp nêu trên đã được đề cập một cách toàn diện, đồng bộ và có tính khả thi, nhiều giải pháp đã được lượng hoá, tính toán chi tiết, nhưng cũng có giải pháp cần tính toán cụ thể hơn và có thể được tiếp tục phát triển thành các công trình nghiên cứu độc lập sau này./.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis topic: The role of local provincial government in sustainable tourism development in Ninh Binh province
Specialty: Political economics
ID: 62310102 
Research student: Nguyen Manh Cuong
Scientific instructors: 1. Assoc. Prof. Dao Thi Phuong Lien    2. PhD.Ha Van Sieu
 
New academic and theoretical contributions
 
The thesis proves the role of the local provincial government in sustainable development in the provincial area regarding the following aspects: improving the competitiveness of local companies, creating new investment opportunities, removing barriers to ineffective operation, creating advantage for the region and companies in the region in tourism development. The thesis points out the interactive relation among social, economic and environmental factors and the balance of interest for the current and future generations during the process of tourism development. The role of local provincial government in sustainable tourism development in the regional area is identified as: Strategic planning, overall local tourism development planning; implementation of state policies and law in tourism; structural organization building and management of tourism development in the regional area according to sustainable development indicators; inspection and examination of tourism activities. At the same time, close co-ordination among local authorities at all levels, business associations, local companies and other entities also play an important role.
 
New arguments drawn from results of thesis research and survey 
 
Results of surveys and assessment on the role of local provincial government in sustainable tourism development in Ninh Binh province for the period from 2005 to 2013 point out the inadequate awarewness of authorities at all level, sectors and the whole society about sustainable tourism development in Ninh Binh; the lack of specific policies for sustainable development of local tourism, and the fact that the task of creating the legal environment and framework for local tourism development and the organization, management, inspection of activities for sustainable tourism development are not linked with principles of market economy. From that, the thesis concludes that: despite its relatively high growth rate in many years and its contribution to the provincial economy, Ninh Binh has yet achieved sustainable tourism development. 
 
Based on orientations and viewpoints, the thesis proposes four groups of solutions to enhance the role of local provincial government in sustainable tourism development including: adjusting the sustainable tourism development planning in line with the actual context and new directions in tourism development (Trang An Scenic Landscape Complex as the UNESCO-recognized World Heritage Site; the system of accommodation facilities for the period 2015-2030;, the tourist site with Keng Ga hot spring, Van Trinh cave, Dong Thai lake; Van Long ecotourism site with Sao Khe river); building, issuing legislative documents on sustainable tourism development in Ninh Binh province in the direction of managing and using revenue from tourism, harmoniously ensuring the interests of the government, companies and the people; creating a new shift in the awareness and activities of authorities at all level and the government about the role and importance of sustainable tourism development in the provincial socio-economic development; strengthening the effective operation of Ninh Binh Tourism Association and from that establishing hotel, chef associations  to ensure sustainable tourism development; stepping up inspection, examination and handling of violations of hotels, restaurants, tourist companies and environmental violation as well as providing conditional solutions (organizing training to improve the quality of the human resource,  improving promotion activities, cooperating in tourism with other localities in the region). These are comprehensive, synchronized and feasible solutions; many of these solutions are quantified and calculated in details but there are also some solutions that required further detailed calculation and development in other future independent researches./.