Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 09/03/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Minh Tuấn, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương".
Thứ sáu, ngày 06/02/2015


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dân: GS.TS. Cao Cự Bội
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án đã xác định được quản lý tài chính trong giáo dục đại học không tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học mà tác động đến chất lượng giáo dục đại học thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo). Đồng thời luận án xây dựng được hai phương thức đánh giá chất lượng giáo dục đại học là dựa trên chỉ số cải tiến chất lượng (tỷ lệ sinh viên tăng ở mức khá, giỏi và giảm ở mức trung bình, yếu qua từng năm; tỷ lệ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo cao hơn; đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo) và chỉ số năng lực, phẩm chất đạo đức của sinh viên.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính và chất lượng giáo dục tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trên hai giác độ: mức đầu tư tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo dục đại học, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng ở các trường đại học như:
 
(i) nguồn tài chính của các trường đại học có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh;
(ii) cơ cấu sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục không đồng đều;
(iii) các đơn vị chủ quản chưa có những cơ chế tài chính đặc thù cho các trường đại học.
 
Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án đề xuất một số giải pháp như:
 
(1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình theo hướng cho phép các thành viên bên ngoài am hiểu về quản lý tài chính tham gia tập thể lãnh đạo trường. 
(2) Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn.
(3) Ban hành văn bản phân cấp quản lý thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trên nguyên tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư… cho các trường đại học. 
(4) Cho phép các trường được vay vốn ngân hàng thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian.
(5) Xây dựng cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các trường đại học.
(6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đại học.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
NEW CONSTRIBUTION OF THESIS
 
Thesis Title: Financial Management Impact on University Education Quality – Typical Research in the universities directly under the Ministry of Industry and Trade
Specialty: Banking Financial Economics
Code: 62.34.02.01
Research student: Nguyen Minh Tuan
Supervisor: Prof.Dr. Cao Cu Boi
 
New contribution in the academic aspect, arguments 
 
Thesis defined on the fiancial management in university education without any direct impact on university educational quality, but impact on the university educational quality by means of quality assurance elements (training program, lecturer staff, material facilities, school materials in service for teaching and management in training activities). Also the project on building two methods of university quality evaluation is based on the quality advanced indexes (student rate increased at excellent, good levels and decreased at the average, bad levels in every year; rate of lecturer and educational management cadre achieved at higher training level; more investment in the material facilities, training facilities) and capacity index, moral qualities of student
 
Discoveries, new proposals withdrawn from the thesis researching, survey results
 
On the basis of analysis, evaluation on financial management fact and educational quality in the universities directly under the Ministry of Industry and Trade in two points of view: financial investment rate in the elements to ensure about quality and university educational quality, thesis showed clearly the restrictions in financial management task tends to improve the quality at universities such as: (i) financial source at universities tend to become more dependent on  the scope of enrolment; (ii) structure of financial resource use for the educational quality assurance elements are unequal; (iii) self control units have not any typical financial mechanism in the universities.
 
To satisfy with the request on educational quality improvement, thesis proposed on the some solutions as follows: 
 
(1) Intensifying the responsibility of explanation in the tendency allowed the external members to grasp and manage the finance to participate in the school management collective
(2) Crossing out the self control mechanism, separated between the State management and qualification management 
(3) Promulgating the decentralized administration in replacement for the Decree No  43/2006/NĐ-CP in the principle of handing over the comprehensive self control right, absolutely in the fields form apparatus organization task, labor recruitment to the field of finance and investment planning … to the universities 
(4) Allowing the universities to borrow the capital form commercial bank, financial aids source of non-governmental organizations at the preferred interest rate, crossing out the intermediary management sections 
(5) Building the mechanism on requiring to apply with the quality management standard ISO in the universities 
(6) Building the social responsibility frame of the universities