Nghiên cứu sinh Nguyễn Nam Hải bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/04/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Nam Hải, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, sự gắn kết với công việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam"
Thứ hai, ngày 25/03/2019
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, sự gắn kết với công việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam
 
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Nam Hải
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thúy Hương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
*Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1) Luận án đã kết hợp các lý thuyết về phát triển tổ chức dựa vào nguồn lực nội sinh, lý thuyết văn hóa tổ chức, sự gắn kết với công việc, kết quả thực hiện công việc để xây dựng và kiểm định mô hình phân tích mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, sự gắn kết với công việc; và sự gắn kết với công việc với kết quả thực hiện công việc của người lao động trong các DN CNTT Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát; Các giả thuyết đề ra đã được chấp nhận.
 
2) Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, luận án đã bổ sung và xây dựng thêm một biến mới cho thước đo văn hóa tổ chức đó là “Văn hóa khuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi ro” trong bối cảnh các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, mà trước đó rất ít nghiên cứu đề cập đến. 
 
3) Khẳng định được 5 nhân tố của Văn hóa tổ chức có tác động thuận chiều tới sự gắn kết với công việc của người lao động trong bối cảnh các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, bao gồm (i) Văn hóa định hướng làm việc nhóm,(ii) Văn hóa chú trọng vào đào tạo và phát triển, (iii)Văn hóa khuyến sự tham gia của người lao động,(iv) Văn hóa chú trọng vào khen thưởng và công nhận,(v) Văn hóa khuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi ro; Khẳng định được Sự gắn kết với công việc có tác động thuận chiều tới kết quả thực hiện công việc của người lao động, bao gồm cả (i) Kết quả thực hiện công việc được giao, (ii) Kết quả thực hiện công việc phát sinh. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau và đã được xác định cụ thể.   

*Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Kết quả khảo sát 362 người lao động tại 36 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM cho thấy trong bối cảnh và điều kiện của các DN CNTT, cần thiết xây dựng một nền văn hóa mạnh có hiệu quả và khoa học, ở đó người lao động được chủ động trong công việc, thỏa sức sáng tạo, và được tham gia nhiều hơn vào làm việc nhóm, cũng như tham gia vào các quyết định liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, giúp làm gia tăng sự gắn kết với công việc, từ đó làm tăng kết quả thực hiện công viêc, tăng năng suất, cải thiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. 
 
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự gắn kết của người lao động với công việc từ đó nâng cao kết quả thực hiện công việc tại các DN CNTT Việt Nam, cụ thể: 
 
Các nhà quản lý cần xây dựng môi trường văn hóa với những điểm mạnh sao cho có thể thu hút và giữ chân người tài, làm cho họ gắn kết nhiều hơn với công việc, thông qua (i) Thiết kế công việc phù hợp với mỗi vị trí việc làm; (ii) Tạo điều kiện cho người lao động được phát triển chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp bằng cách tăng cường các hoạt động làm việc nhóm, khuyến khích sự tham gia của người lao động vào các quyết định liên quan đến doanh nghiệp, chú trọng vào đào tạo và phát triển,.. thông qua đó giúp chia sẻ kinh nghiệm, tri thức trong doanh nghiệp, từ đó làm gia tăng kết quả thực hiện công việc mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. 
 
Trong các DN CNTT Việt Nam, yếu tố phong cách lãnh đạo, chế độ chi trả lương không phải là yếu tố tiên quyết để làm tăng mức độ gắn kết với công việc và giúp nâng cao kết quả thực hiện công việc; cần quan tâm hơn yếu tố môi trường làm việc nói chung, trong đó VHTC đặc biệt quan trọng có thể giúp phát huy tối đa năng lực, khả năng làm việc của người lao động.
 
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE THESIS’ NEW CONTRIBUTIONS
 
Thesis topic: “Relationship among organizational culture, work engagement and employee performance in the information technology enterprises in Vietnam”
 
Major: Human Resource Management
Research student: Nguyễn Nam Hải
Instructor: Assoc.Prof. Dr. Phạm Thúy Hương
Training unit: National Economics University

*New learning and theoretical contributions
 
1) The thesis has combined the theories of resource-based, organizational culture theory, and theories of work engagement, and employee performance to build and verify models, analyzing the relationship between organizational culture, work engagement; and relationship between work engagement and employee performance in Vietnamese IT enterprises as well. The proposed model is suitable with survey data; The research hypotheses were accepted.
 
2) Based on the results of qualitative research, the thesis has added a new variable for organizational culture measure that is "Innovation and risk taking culture” in the context of information technology industry in Vietnam that before very few studies mentioned.
 
3) Confirmed that there are 5 factors of organizational culture affecting positively on the work engagement in the context of Vietnamese information technology enterprises, such as: (i) Teamwork orientation Culture, (ii) Training and development oriented culture, (iii) Employee participation encouraged culture, (iv) Reward and recognition oriented culture, (v) Innovation and risk taking culture; Affirmed work engagement has positively impact on the employee performance, including (i) Task performance, (ii) Contextual performance and the degree of impact of each factor is different and was specified.
 
*Key results and some suggestions from study
 
Based on the survey of 362 workers at 36 information technology enterprises in Hanoi and Ho Chi Minh City shows that in the context of Vietnamese IT enterprises, it is necessary to build a strong and effective culture, where employees are proactive in their work, free creation, and allowed more to take part in teamwork, as well as participate in decisions related to business development strategies, help increase work engagement, thereby increase employee performance, increase productivity, improve the quality of business operations as well.
 
From results mentioned above, the thesis gave some suggestions in order to enhance  the work engagement, thereby improving the employee performance in Vietnamese IT enterprises, as follows:
 
Managers need to build a cultural environment with strong points so that they can attract and keep talented workers, make them more engaged with their work, through (i) Design the work that conformity with each job position; (ii) Create favourable conditions for workers to develop their professional skills by enhancing teamwork activities, encouraging employee participation in business-related decisions of enterprise, focusing on training and development, ... thereby helping to share experiences and knowledge in the whole enterprises, and increasing employee performance to bring economic efficiency for enterprise. 
 
In the context of  Vietnamese IT enterprises, the leadership style factor and salary payment regime are not critical factors to increase the level of work engagement and help improve employee performance; Vietnamese IT enterprises should pay more attentions to working environment in general, in which organizational culture is an important factor to help maximize the ability and working capacity of employees.