Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 22/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thanh Huyền, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ tư, ngày 22/04/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị- Mã số: 62310102
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Huyền
Người hướng dẫn 1. TS. Đào Lê Minh    2. PGS. TS. Vũ Văn Hân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật 
 
Luận án xây dựng khung lý thuyết mới trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán trên ba khía cạnh chủ yếu: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, dịch chuyển vào-ra của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 
 
Luận án đã phát triển và chứng minh rằng mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán chính là ngăn chặn nguy cơ đảo chiều của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Để khắc phục nhà nước cần phải có những giải pháp cụ thể, phản ứng kịp thời trước những biến động bất thường của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đồng thời  duy trì thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định. 
 
Những kết luận và đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý nhà nước trên thị trường chứng khoán, xây dựng mô hình kiểm định tìm ra mối quan hệ giữa vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số chứng khoán Vn-Index và VN30, cụ thể:
 
- Tác động đến chỉ số VN-Index: số liệu được thu thập từ đầu năm 2006 đến hết tháng 6/2013 và chia thành 4 giai đoạn, ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số chứng khoán được phản ánh rõ nét nhất là giai đoạn bùng nổ thị trường (2006-2007), khi kết quả cho thấy giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng 1 tỷ đông thì chỉ số VN-Index tăng 0,766 điểm trong khi giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong nước tăng tương đương thì chỉ số chỉ tăng 0,516 điểm.
 
- Tác động đến chỉ số VN-30: giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng 100 tỷ đồng thì chỉ số VN30 tăng 18,687 điểm.
 
- Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn một số chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài, đề tài đã tìm ra bằng chứng cho thấy bên cạnh đảm bảo môi trường vĩ mô lành mạnh, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, tính minh bạch trong công bố thông tin cũng như dịch vụ trung gian trên thị trường chứng khoán.  
 
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước là: (1) Các giải pháp ứng phó trong trường hợp dòng vốn vào ồ ạt hay trường hợp vốn đầu tư gián tiếp có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường; (2). Các chính sách trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nhằm thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài như nâng cao năng lực hệ thống trung gian và phụ trợ thị trường, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tái cấu trúc thị trường; (3). Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp, đồng bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí cảnh báo sớm nguy cơ khủng hoảng thị trường; (4). Kiến nghị cơ chế phối hợp trao đổi thông tin dự báo tình hình dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. 
 
Những kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đồng bộ, vững chắc và ổn định hơn nữa.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS
 
Thesis: Management of foreign indirect investment in Vietnam’s securities market
Major: Political Economics      Code: 62310102 
PhD Candidate: Nguyen Thanh Huyen
Supervisor 1. Đao Le Minh, PhD.    2. Associate Prof. Vu Van Han, PhD.
 
The theoretical contributions
 
Thesis develops a new theoretical framework for managing foreign indirect investment (FII) in the securities markets on three main aspects: the percentage of ownership by foreign investors, the in-out movement of FII capital flows and the operation of foreign investors in Vietnam’s securities market.
 
The thesis has developed and demonstrated that the most important goal in managing the FII in the securities market is to prevent the reversed movements of the FII inflows. To overcome, the State regulators should have the particular solutions, timely reactions against the extraordinary volatility of the FII inflows, while maintaining the attraction of FII in Vietnam’s securities market for the sustainable development.
 
The practical implications and recommendations
 
Through the research and surveys on the current status of state regulation on the securities market, the thesis has developed the inspection model to find out the relationship between the FII on Vietnam’s securities market and the stock index, which is VN-Index and VN30, namely:
 
- The effects of foreign investors on the VN Index were reflected the most clearly during the time of “market booming” (2006-2007). The results showed that if the trading value of the foreign investors increased by 1 billion, the VN-index increased by 0.766 points. At the same time, when the trading value of domestic investors increased equivalently, the index increased by 0.516 points.
 
- When the trading value of foreign investors increased by 100 billion, the VN30 increased by 18.687 points.
 
- From the survey results and interviews with experts and foreign investors, the thesis has found evidence showing that besides ensuring the healthy macroeconomic environment, foreign investors are interested in quality of goods, transparency of information disclosure and intermediary services on the securities market.
 
With the results of the thesis, recommendations have been provided to the State regulators: (1) To develop solutions to respond with the case of a massive inflow of FII or the case of any signs of the FII being withdrawn from the market; (2). To supplement policies in the fields of monetary and financial management in order to attract and manage the FII such as capacity building for the system of market intermediaries, increasing the percentage of foreign ownership, restructuring the market; (3). To Develop the integrated synchronized information systems, the system of early warning of the risks of market turmoil; (4). To propose the mechanism of coordination, information exchange between the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance to forecast the movements of FII inflows.
 
The results of this study contribute to improving the quality and effectiveness of regulating the FII for the development of a stable, solid and synchronized securities market of Vietnam.