Nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 16/09/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thành Nam, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao: Nghiên cứu trường hợp mua ô tô gia đình".
Thứ bảy, ngày 16/09/2017


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao: Nghiên cứu trường hợp mua ô tô gia đình
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Marketing)     Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nam
Người hướng dẫn 1: GS.TSKH Lương Xuân Quỳ                   2: TS Nguyễn Trung Kiên
 

Những đóng góp mới về lý luận:

Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua của người tiêu dùng đối với hàng hoá lâu bền giá trị cao gồm 8 biến độc lập: tính rủi ro, tính trải nghiệm, văn hóa và quan niệm xã hội, nhóm tham khảo, thương hiệu, nhu cầu và động cơ tiêu dùng, đặc tính hàng hóa, tính kinh tế, và một nhóm biến điều tiết gồm các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập. Trong mô hình này biến tính kinh tế được luận án bổ sung và làm rõ vai trò ảnh hưởng riêng tới ý định mua hàng hoá lâu bền giá trị cao. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa lâu bền giá trị cao xây dựng thị trường mục tiêu cũng như có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy bán hàng.

Những đóng góp về thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên cứu:  

Luận án đã lựa chọn thị trường ô tô gia đình tại Việt Nam để nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Phương trình hồi quy tuyến tính đã được chuẩn hóa (loại bỏ đi độ sai lệch và vì thế không có hằng số) thu được các hệ số như sau:

Y = 0,095* X1 + 0,11* X2 + 0,085*X3  + 0,158*X4 + 0,116*X5 + 0,292*X6 + 0,172*X7 + 0,199*X8

Với Y: Quyết định mua ô tô của người tiêu dùng; X1: Tính rủi ro; X2: Tính trải nghiệm; X3: Văn hóa và quan niệm xã hội; X4: Nhóm tham khảo; X5: Thương hiệu; X6: Nhu cầu và động cơ tiêu dùng; X7: Đặc tính hàng hóa; X8: Tính kinh tế.

Căn cứ vào giá trị hệ số Beta của các biến, kết quả cho thấy NC> KT > DT > TK > TH > TN > RR > QN. Trong đó mức độ ảnh hưởng mạnh nhất là biến “nhu cầu và động cơ tiêu dùng” và mức độ ảnh hưởng yếu nhất là “Văn hóa và quan niệm xã hội”. Các biến điều tiết giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập cũng có tác động đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng.

Trên cơ sở kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị, tập trung vào các vấn đề :

- Đối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa lâu bền giá trị cao: (1)Thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng; (2)Nâng cao chất lượng, tính kinh tế của hàng hóa; (3)Tăng cường thông tin tham khảo cho người tiêu dùng; (4)Tăng tính trải nghiệm cho người tiêu dùng; (5)Xây dựng, duy trì và phát triển hình ảnh thương hiệu.

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Thúc đẩy, điều tiết phát triển sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao.

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Name of thesis: Vietnamese consumers purchase behavior for high value durable goods: The study of family cars buying
Major: Business Administration (Marketing)           Code: 62340102
Name of research student: Nguyen Thanh Nam
Name of the instructors:   1. Prof. Dr. Luong Xuan Quy         2. Dr. Nguyen Trung Kien

New theoretical contributions


The thesis proposes a model for studying factors that influence consumers buying intentions for high-value durable goods, including 8 independent variables: Risk, experience, culture and social perception, reference groups, brands, demand and consumption motives, commodity characteristics, economics, and a group of regulatory variables including demographic factors such as gender, age, occupation, education, income. In this model, the economic modification is supplemented by the thesis and clarifies the role that influences the intention to purchase high value durable goods. Studying the influencing factors will help companies produce and supply high value durable goods to build the target market as well as take appropriate measures to promote sales.

New practical contributions 

The thesis has selected the family automobile market in Vietnam for empirical research and testing hypotheses. The normalized linear regression equation (eliminating deviation and hence no constant) yields the following coefficients:

Y = 0.095 * RR + 0.11 * TN + 0.085 * QN + 0.158 * TK + 0.116 * TH + 0.292 * NC + 0.172 * DT + 0.199 * KT

With Y: Purchase car intention of Vietnamese consumers; RR: Risk; TN: Experience; QN: Culture and Social perception; TK: Reference Group; TH: Brand; NC: demand and consumption motives; DT: Commodity characteristics; KT: Economy.

Based on the beta coefficient of the variables, the results show that NC> KT> DT> TK> TH> TN> RR> QN. The level of influence that is most influential is the "demand and consumption motive" and the weakest influence is "culture and social perception". Gender regulation, age, level, occupation, income also have implications for consumer decision-making.

On the basis of the results of testing the influence of factors, the thesis has proposed some recommendations, focusing on the following issues:

- For organizations and enterprises that provide high value durable goods: (1) Promote consumer demand; (2) improve the quality and economy of goods; (3) enhancing reference information for consumers; (4) enhance the experience for consumers; (5) Build, maintain and develop brand image.

- For state management agencies: To promote and regulate the development of high-value durable goods production, create a healthy business environment for enterprises, improve the quality of infrastructure and promote Trade promotion activities for high value durable goods.