Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Anh Thư bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/06/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Anh Thư, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài "Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam"
Thứ ba, ngày 21/05/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Anh Thư
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Vân Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
1.Tổng quan được tình hình nghiên cứu về hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement system - PMS) trong và ngoài nước, tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp.
 
2.Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất và kiểm định được mô hình trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. 
 
3.Khẳng định được 6 yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và mức độ tác động của từng yếu tố bao gồm: (i) Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (ii) Quyết tâm của lãnh đạo; (iii) Đào tạo về PMS; (iv) Sự tham gia của nhân viên; (v) Sự gắn kết thành tích với lợi ích; (vi)Thái độ của người lao động đối với PMS.  
 
4.Phát hiện hai biến quan sát mới để hoàn thiện bộ thang đo cho 2 biến độc lập là “Sự tham gia của nhân viên” và “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”. Đóng góp này đã giúp hoàn thiện thang đo của hai yếu tố “Sự tham gia của nhân viên” và “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” để các nhà nghiên cứu tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo. 
 
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu:
 
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất một số khuyến nghị trong quá trình áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam:
 
-Xây dựng một bộ chỉ số đo lường kết quả hoạt động đầy đủ, đa chiều bao gồm các chỉ số tài chính và phi tài chính giúp doanh nghiệp theo dõi được kết quả hoạt động của mình một cách toàn diện và dài hạn.
 
-Phát huy vai trò quan trọng của lãnh đạo cấp cao trong việc áp dụng PMS một cách hiệu quả thông qua việc lãnh đạo cấp cao cung cấp nguồn lực phù hợp cho PMS; truyền thông hiệu quả về PMS; thực hiện những quyền hạn của mình để hỗ trợ PMS.
 
-Thực hiện đầy đủ và liên tục công tác đào tạo về PMS.
 
-Các thành viên trong doanh nghiệp được tham gia vào quá trình thiết kế, triển khai và bảo cáo kết quả thực hiện PMS để hiểu được, thực thi được những yêu cầu của PMS, từ đó có thể phát triển/ cải tiến được hệ thống. 
 
-Xây dựng chính sách đãi ngộ và lộ trình phát triển nghề nghiệp của nhân viên gắn với thành tích mà họ nỗ lực đạt được để tạo động lực cho toàn đội ngũ.
 
-Tác động, thúc đẩy thái độ tích cực của nhân viên đối với PMS. 
 
Kết quả nghiên cứu cũng mở ra hướng nghiên cứu mới về hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp tại Việt Nam như nghiên cứu về việc thiết kế PMS, nghiên cứu PMS theo ngành nghề sản xuất công nghiệp đặc thù và các đối tượng nghiên cứu khác như các doanh nghiệp phi sản xuất, các tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE RESEARCH
 
Research title: Factors influencing performance measurement system effectiveness in manufacturing enterprises in Vietnam
Major: Business Administration (Business school) 
PhD candidate: Nguyen Thi Anh Thu 
Scientific instructor: Associate professor Tran Thi Van Hoa, PhD
University: National Economics University
 
New academic contributions
 
1.Synthesized the factors influencing PMS effectiveness in enterprises.
 
2.Developped a model of factors influencing PMS effectiveness in manufacturing enterprises and verified the model in the context of manufacturing enterprises in Vietnam.
 
3.Confirmed the factors factors influencing PMS effectiveness in manufacturing enterprises in Vietnam and the impact level of each factor: These factors include: Multidimensional performance measures; Top management support; Training about PMS; Employee participation; The link of performance to rewards; Employee attitudes towards PMS.
 
4.Discovered two new items to complete the set of scales for two independent variables: "Employee participation" and "The link of performance to rewards".
 
Conclusions and suggestions drawn from research results:
 
Based on the research results, the author proposed some solutions in the process of applying PMS effectively in manufacturing enterprises in Vietnam:
 
-Developing a set multi-dimensional performance measurement indicators, measure all aspects of the business, including financial and non-financial indicators to help the company track their  performance comprehensively and in the long-term
 
-Promoting the important role of senior leaders in the application of PMS through providing appropriate resources for PMS, communicating effectively on PMS, implementing their powers to support PMS.
 
-Fully and continuously implementing PMS training, members are involved in the design, implementation and maintenance of PMS results to understand, implement PMS requirements and develop / improve the system.
 
-Developping remuneration policies and career development roadmap for employees associated with the achievements they make to motivate the entire team.
 
-Promoting positive attitude of employees towards PMS.
 
The author has also proposed a number of new research directions on the performance measurement system in enterprises in Vietnam such as research on PMS design, research on PMS according to specific manufacturing fields and other research objects such as non-manufacturing enterprises, public organizations and non-profit organizations.