Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Cẩm Vân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 07/02/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Cẩm Vân, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Thứ tư, ngày 07/01/2015

 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)
Mã số: 62 310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh
 
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
 
Khác với các nghiên cứu trước về chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu này sử dụng ba phương pháp tiếp cận khác nhau để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014 và đã chỉ ra rằng:
 
1. Sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển trong nhu cầu cuối cùng - chủ yếu là tiêu dùng, thương mại, và những thay đổi trong mối quan hệ giữa các ngành.
 
2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong vai trò của các ngành sơ cấp và các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đối với tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của các ngành sơ cấp, tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành chế biến chế tạo vào tăng trưởng đầu ra của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo không chỉ đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng giá trị sản xuất của nền kinh tế qua các thời kỳ mà cơ cấu ngành còn chuyển dịch tích cực từ các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động đến các ngành thâm dụng vốn và công nghệ.
 
3. Các nhân tố đặc trưng riêng của từng ngành và sự khác nhau về định hướng thương mại của các ngành tạo nên tính đa dạng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. 
 
4. Chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2014, và tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ qua các thời kỳ nghiên cứu, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất ở thời kỳ 2000 - 2010. 
 
5. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ và có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011.
 
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu 
 
Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận sau:
 
1. Cơ cấu ngành của khu vực sơ cấp chuyển dịch từ nông nghiệp sang khai khoáng rồi đến thủy sản. So với các nền kinh tế khác, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia mà khu vực sơ cấp đi theo định hướng xuất khẩu. Đặc điểm này chứng tỏ công nghiệp hóa ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn thấp.
 
2. Mặc dù đã có tín hiệu chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành của khu vực chế biến chế tạo nhưng sự chuyển dịch này diễn ra chậm. Các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động vẫn chiếm ưu thế hơn so với các ngành thâm dụng vốn và công nghệ.
 
3. Quá trình chuyển dịch chậm chạp đã tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp. Xu hướng giảm giá trị gia tăng, tăng chi phí trung gian ở cả ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là một đặc điểm quan trọng của quá trình CNH ở Việt Nam.
 
4. Các kết quả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng vốn, đặc biệt là tỷ trọng lao động công nghiệp đối với tăng trưởng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế. Đây là kết quả chưa được trả lời rõ ràng trong các nghiên cứu trước.
 
5. Các phát hiện của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách nhận diện được những đặc trưng trong chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, và giúp gợi ý một số khuyến nghị về cơ cấu ngành hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và CNH thành công.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
 
Subject: Models for analyzing economic structural transformation in the process of national industrialization and modernization
Major: Economics (Mathematical Economics)
Code:  62 310101
Graduate student:  Nguyen Thi Cam Van
Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Khac Minh
 
New contributions of academia and reasoning: 
 
Unlike previous studies on economic structural transformation and economic growth, this study uses three different approaches to analyze the economic sectoral structural transformation in Vietnam in the period of 1989 – 2014. The dissertation has pointed out that:
 
1. The changes in economic structure of Vietnam are promoted by shift in final demands - mainly consumption, trade and changes in the relationship between industries.
 
2. The process of economic sectoral structural transformation shows a significant change in the role of primary industries and manufacturing. This change tends to reduce the contribution of primary industries and increase the contribution of manufacturing to the gross output growth of the economy. Manufacturing not only plays a key role in the gross output growth of the economy over the periods but manufacturing structure also shows the positive changes from the labor and resource-intensive industries to the technology and capital-intensive industries.
 
3. Diversity in economic growth and economic sectoral structural transformation is to specific characteristics of each industry and differences in the commercial orientation of industries.
 
4. Economic sectoral structural transformation has a significant contribution to labor productivity growth of Vietnam in the period of 1995 – 2014, and the importance of sectoral structural transformation changed dramatically over the studied periods, in which, structural change has affected most strongly in the period of 2000-2010.
 
5. Economic sectoral structural transformation has a close relationship with the economic growth in Vietnam in the period of 1998 – 2011.
 
Conclusions and recommendations drawn from the research results
 
1. The structure of primary industries shifted from agriculture to mining industry and to fishery. Compared with other economies, Vietnam is one of few countries where primary industries have been shifted towards export. This feature proves that industrialization in Vietnam is still low.
 
2. In spite of positive signs in the structural transformation of manufacturing, this shift was slow. Labor and resource-intensive industries are more dominant than technology and capital-intensive industries.
 
3. The slow shift has created an industry structure with low competitiveness. Manufacturing mainly depends on imported raw materials and has low added value.
 
4. These results highlight the importance of increasing the proportion of capital and especially the proportion of labor in industrial sector in the growth of non-agricultural sectors and the economy. This result is not obvious in previous studies.
 
5. The findings of the dissertation will help managers and policy makers identify the characteristics of the economic structural transformation and the economic growth in Vietnam and make some recommendations on reasonable industry structure to promote the rapid economic growth and industrialization successfully.