Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h15 ngày 21/01/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hồng Hà, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dịch vụ".
Thứ tư, ngày 21/12/2016


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động tới cam kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dịch vụ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Hà
Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Thành Hưng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn

Trên cơ sở khảo sát 818 nhân viên tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Hà Nội về các yếu tố tác động tới cam kết của nhân viên với tổ chức tại các Doanh nghiệp SME, luận án đã phát hiện ra những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận như sau:

1) Khẳng định được bốn yếu tố tác động đến cam kết của nhân viên với tổ chức (cam kết tổ chức) trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dịch vụ tại Hà Nội. Đó là (i) Phong cách lãnh đạo; (ii) Sự phù hợp giữa cá nhân với tổ chức; (iii) Sự hài lòng với chế độ chi trả lương/thưởng; và (iv) Môi trường làm việc. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau và đã được xác định cụ thể. Trong đó, cả 4 yếu tố có tác động tích cực (thuận chiều).

2) Bổ sung nhân tố “môi trường làm việc” vào mô hình các nhân tố tác động tới cam kết của nhân viên với tổ chức tại các DN SME ngành dịch vụ tại Hà Nội mà trước đó rất ít nghiên cứu tập trung phân tích.

3) Khẳng định được rằng cam kết tổ chức có tác động tiêu cực (ngược chiều) tới ý định rời bỏ tổ chức. Mức độ tác động cũng được xác định cụ thể. Kết quả này đã mở ra hướng nghiên cứu về các hệ quả của cam kết tổ chức trong doanh nghiệp SME tại Việt Nam như nghiên cứu về cam kết tổ chức với “sự thỏa mãn của khách hàng”, “chất lượng dịch vụ” và “chia sẻ tri thức”.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

1) Trong bối cảnh và điều kiện của các DN SME ngành dịch vụ tại Hà Nội, cần xây dựng và phát triển một Môi trường làm việc cởi mở, nhân viên được trao quyền, chủ động trong công việc, và giá trị của tổ chức là giá trị mà nhân viên đánh giá cao vì môi trường làm việc đã được chứng minh là một nhân tố quan trọng tác động tới cam kết của nhân viên;

2) Phong cách lãnh đạo là yếu tố tác động nhiều nhất tới cam kết của nhân viên với tổ chức trong các Doanh nghiệp SME ngành dịch vụ tại Việt Nam trong khi sự hài lòng với chế độ chi trả lương/thưởng không phải là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới cam kết của nhân viên với tổ chức trong các Doanh nghiệp SME ngành dịch vụ;

3) Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức cần được xem xét ngay từ khâu tuyển dụng, tuyển chọn ứng viên vào tổ chức nhằm tìm ra sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển nghề nghiệp cá nhân với mục tiêu phát triển của tổ chức;

4) Ngành dịch vụ là ngành mà sự phát triển của nó phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ. Đây cũng là ngành mà lực lượng lao động là chủ thể chính. Nếu nhân viên có cam kết sẽ thể hiện ở ngay thái độ phục vụ, mối quan hệ với khách hàng trực tiếp, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của ngành. Do vậy, việc tăng cường cam kết của nhân viên với tổ chức ở ngành này là vô cùng quan trọng.

5) Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số gợi ý để tăng cường cam kết của nhân viên với tổ chức tại các Doanh nghiệp SME ngành dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể:

• Cần có một chính sách giám sát chặt chẽ việc DN SME đóng BHXH cho NLĐ theo quy định nhằm ổn định chế độ và lợi ích cho NLĐ làm việc tại các DN này từ đó họ sẽ yên tâm cống hiến và gắn kết với tổ chức;

• Cần có chương trình đào tạo về ý thức nghề nghiệp cho NLĐ để NLĐ có ý thức đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực; DN cũng cần nâng cao kỹ năng quản lý lãnh đạo cho đội ngũ QL cấp trung trở lên để dẫn dắt các nhân viên thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả;

• DN SME cần tái cấu trúc, tập trung phát triển vào lĩnh vực cốt yếu nhằm hoạt động hiệu quả và bền vững để NLĐ yên tâm làm việc;

• Với các Doanh nghiệp SME ngành dịch vụ tại Việt Nam, yếu tố lương thưởng không phải là yếu tố tiên quyết để thu hút và giữ chân nhân tài; cần chú trọng tới yếu tố môi trường làm việc mà người nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của họ cho tổ chức từ đó họ sẽ có gắn kết hơn với Doanh nghiệp;

 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE THESIS’ NEW CONTRIBUTIONS

Thesis topic: “Factors affecting organizational commitment of employees at small and medium enterprises in service sector”
Major: Business Administration ID: 62340102
Research student: Nguyễn Thị Hồng Hà
Instructor: Assoc.Prof.PhD Vũ Thành Hưng

New learning and theoretical contributions:

Based on the survey of 818 employees at small and medium enterprises (SMEs) in Hanoi on the factors affecting organizational commitment of employees in SMEs on service sector, the thesis found out new academic and practical contributions as follows: 

1) Confirmed that there are 4 factors affecting organizational commitment of employees in SMEs in service sector such as: (i) Leadership styles; (ii) Person-Organization Fit; (iii) Pay Satisfaction; and (iv) Working Environment. The degree of impact of each factor is different and was specified. As a result, all 4 factors have positive impact (positively) to organizational commitment of employees.

2) Added one more factor “Working Environment” on factors affecting organizational commitment of employees in SMEs in service sector that very few researches focused on analized before. 

3) Confirmed that organiational commitment impacts to turnover intentions negatively. The degree of impact was identified specifically. This result opened other research dimentions on organizational commitment’s consequences with “customer’s satisfaction”, “service quality” and “knowledge sharing”. 

Key results and some suggestions from study:

1) In the context of SMEs in service sector of Vietnam, an opened and friendly working environment should be developed and enhanced. Staff who works in such working environment should be decentralized, trusted, and more activedly at work. Working environment is proved as an important factor affecting organizational commitment of employees;

2) Leadership styles are factor which impact the most to organizational commitment of employees at SMEs in service sector in Vietnam. In the mean time, Pay satisfaction is not decisive factor affecting the organizational commitment; 

3) Person- Organization Fit should be considered right after recruitment and selection process in order to find out appropriate employees for the organizations. Fits are the match between employee’s career development and organization development objectives;

4) Service sector is the industry that its development depends on service quality. This is a sector that labor forces is main subject. If staff have organizational commitment, it will display on their service’s quality,  and as a result it will impact to sector’s services. Therfore, how to enhance organizational commitment of employee in such sector is so important.

5) From results mentioned as above, the thesis gave some suggestions and tendencies for further researches in order to enhance organizational commitment of employees on SME at service sector, as follows:

• It should be there a policy or regulation from the Government to closely monitor SMEs in contributing social insurance for employees. When employee’s benefits are ensured, they will stay with the organization and contribute as much as they can;

• It should be there a code of conduct on profession’s ethic for employees; besides SMEs also should pay more their attentions on leadership training for managers and leaders who will lead their employees to achieve the organizational objectives;

• SMEs should restructure their organizations, focus on key fields in order to work effectively and sustainably, as a result, their employees will stay with the organization and have more organizational commitment;

• In the context of SMEs in service sector of Vietnam, salary is not a decisive factor to attract employees; SMEs should pay more their attentions to working environment in which their employees may be developed then they will engage more and more with the organizations.