Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 23/12/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hồng Trang, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 22/11/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Khoa học Quản lý)            Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà; TS. Đỗ Thị Ngọc Huyền


Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Các nghiên cứu liên quan đến áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông sản nói chung và sản xuất rau nói riêng tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: (1) nghiên cứu hai nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài cơ sở ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP như Sriwichailamphan và cộng sự (2008), Zhou và Jin (2009), Jayasinghe-Mudalige (2005); và (2) nghiên cứu vai trò của nhà nước trong sản xuất nông sản áp dụng GAP như Hanak và cộng sự (2002), Wannamolee (2008), Srimanee và Routray (2011). Trong bối cảnh Việt Nam, ngoài chức năng ban hành và kiểm soát việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất rau áp dụng GAP. So với các nghiên cứu đi trước, đề tài đã nghiên cứu thêm các hỗ trợ của Nhà nước trong sản xuất rau áp dụng GAP.

Với giả thiết các nhân tố thuộc về cơ sở sản xuất rau, khách hàng và Nhà nước có ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP, luận án xác định và đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP của các cơ sở sản xuất rau. Việc tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng GAP dựa trên giác độ của cơ sở sản xuất rau. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố có tác động tích cực tới việc áp dụng GAP của cơ sở sản xuất rau bao gồm: (1) các nhân tố thuộc về cơ sở sản xuất rau gồm: nhận thức của cơ sở về lợi nhuận, năng lực cạnh tranh và danh tiếng thu được nếu áp dụng GAP; (2) các nhân tố thuộc về khách hàng gồm: yêu cầu rau GAP từ khách hàng, đặc biệt là hộ gia đình, siêu thị, cửa hàng bán lẻ và các nhà máy chế biến; và (3) các nhân tố thuộc về Nhà nước gồm: quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn; các hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giám sát nội bộ, cấp giấy chứng nhận, xúc tiến thương mại; kiểm soát của Nhà nước đối với việc áp dụng GAP của cơ sở sản xuất rau. Ngoài ra, các nhân tố không ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP như nhận thức của cơ sở về áp lực từ khách hàng, diện tích trồng rau, vị trí địa lý của cơ sở, trang web của cơ sở, bếp ăn tập thể, thương lái, chợ đầu mối, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đào tạo.

Từ kết quả nghiên cứu, để duy trì và nhân rộng việc áp dụng GAP trong sản xuất rau ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp Nhà nước trong hoạch định các chính sách quản lý và hỗ trợ, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau GAP. Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ sở sản xuất rau, cũng như các khách hàng thương mại, công nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sản xuất và tiêu thụ rau GAP.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------
 
CONTRIBUTIONS OF THE Ph.D. THESIS

Theme: Factors affecting application of Good Agricultural Practices for vegetable farming in Vietnam
Speciality: Economics management (Management science)   Code: 62340410
Author: Nguyễn Thị Hồng Trang        
Instructors: Assoc. Prof. Đỗ Thị Hải Hà; PhD. Đỗ Thị Ngọc Huyền

Academic contributions 

The researches related to GAP application in agriculture in general and vegetable production in particular focused on two main research directions: (1) researches on two groups of endogenous and exogenous factors affecting GAP application such as researches by Sriwichailamphan et al (2008), Zhou and Jin (2009), Jayasinghe-Mudalige (2005); and (2) researches on roles of governments in GAP application such as researches by Hanak et al (2002), Wannamolee (2008), Srimanee and Routray (2011). In context of Vietnam, apart from issuance and enforcement of food safety legislation, the Government plays an important role in supporting GAP application. Different from the mentioned researches, this thesis has been supplemented with study on the Government supports to GAP application in vegetable production. 

Assuming the producer, customer and Government-related factors affect GAP application, the thesis identified and assessed the significance of each factor affecting GAP application by vegetable producers. The access to the factors affecting the GAP application was from viewpoint of vegetable producers.

Proposal

The research shows that the factors having considerable significance to GAP application include: (1) producer-related factors: awareness of financial, competitiveness and reputation benefits from GAP application; (2) customer-related factors: customer’s requirement of GAP application, especially customers as households, supermarkets, retailers and processors; (3) Government-related factors: planning of safe crop production areas, supports with agricultural material inputs, internal audit, certification, trade promotion, GAP audit to producers. The factors that do not affect GAP application include producer’s awareness of pressure from customers, vegetable farming area, geographical location and website, customers as collective kitchen, trader, wholesale market, support with technical infrastructure and trainings.

Based on research results, to maintain and expand GAP application in vegetable farming in Vietnam, the thesis proposes a number of measures for the Government in management and support policies, enforcement, audit to GAP application and marketing of GAP vegetables. Besides, the thesis gives some recommendations to vegetable producers as well as commercial, industrial customers and consumers to raise awareness and enhance capacity of GAP vegetable production and marketing.