Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 12/11/2019 tại P503 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hồng, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội".
Thứ bảy, ngày 12/10/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực     
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng     
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Cầu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Luận án đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu mới và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính với 5 biến độc lập, bao gồm: cơ chế trả lương của trường, cơ cấu thu nhập của giảng viên, đánh giá ghi nhận thành tích của lãnh đạo, phân công công việc của lãnh đạo trực tiếp và đặc điểm tính cách của giảng viên. Trong đó, biến phân công công việc của lãnh đạo trực tiếp là biến mới, được NCS bổ sung trên cơ sở nghiên cứu định tính. Mô hình này mang tính hệ thống và đầy đủ hơn mô hình các mô hình nghiên cứu trước đây.
 
(2) Luận án sử dụng lý thuyết công bằng (với các biến thuộc tổ chức) và mô hình tự đánh giá bản chất (đo lường đặc điểm cá nhân) nhằm kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên. Luận án đã bổ sung thêm được 02 chỉ báo đo lường nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên và 01 chỉ báo đo lường cơ chế trả lương của trường.
 
(3) Luận án đã tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ, giải thích cụ thể và có những phát hiện mới về các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ tài chính.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
(1) Qua khảo sát 345 giảng viên tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Hà Nội, luận án chứng minh được rằng nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của giảng viên bị tác động bởi các nhân tố cơ chế trả lương của trường, cơ cấu thu nhập của giảng viên, đánh giá ghi nhận thành tích của lãnh đạo, phân công công việc của lãnh đạo trực tiếp và đặc điểm tính cách của cá nhân giảng viên.
 
(2) Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị đối với các trường đại học công lập, với giảng viên và đối với cơ quan quản lý giáo dục, cụ thể như: (i) Hoàn thiện cơ chế trả lương của trường và xác định cơ cấu thu nhập của giảng viên hợp lý; (ii) Hoàn thiện quy trình đánh giá, ghi nhận thành tích của lãnh đạo; (iii) Đảm bảo sự công bằng trong phân công công việc của lãnh đạo trực tiếp; (iv) nâng cao năng lực của giảng viên; (v) Hoàn thiện các chế độ chính sách cho giảng viên…
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis : Factors affecting lecturer’s perception of income equity in public universities in context of financial autonomy - Research in Hanoi
Major: Human Resource Management                                  
PhD student: Nguyen Thi Hong                                              
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Tran Xuan Cau
Training facility: National Economics University
 
New academic and theoretical contributions 
 
(1) The thesis has built a new research model and tested the research model about the factors affecting lecturer’s perception of income equity in public universities in context of financial autonomy with 5 independent variables, including: university’s payment mechanism, lecturer’s income structure, the evaluation and recognition of achievement of leaders and the job assignment of direct leaders and personality traits. In particular, the job assignment of direct leadership is a new variable, which is added by the PhD student on the basis of qualitative research. This model is more systematic and complete than previous models.
 
(2) The thesis uses the theory of equity (with organizational variables) and the model of core -self evaluation (measure of individual characteristics) to test the extent of the impact of factors on lecturer’s perception of income equity. The thesis has added 02 indicators measuring lecturer’s perception of income equity and 01 indicator measuring university’s payment mechanism.
 
(3) The thesis has conducted additional qualitative research after having the results of quantitative research to clarify, explain specifically and make new findings on factors affecting lecturer’s perception of income equity in public universities in context of financial autonomy.
 
New findings and proposals are drawn from the research results of the thesis
 
(1) Through a survey of 345 lecturers at the financial autonomous public universities in Hanoi, the thesis proves that lecturer’s perception of income equity is affected by the factors: university’s payment mechanism, lecturer’s income structure, the evaluation and recognition of achievements of leaders, the job assignment of direct leaders and lecturer’s personality traits.
 
(2) From the above research results, the PhD student offers some recommendations and suggestions for public universities, lecturers and educational management agencies, specifically as follows: (i) Set up a reasonable payment mechanism and improve the income structure of lecturers; (ii) Complete the process of evaluation and recognition of achievements; (iii) Ensure the equity of direct leadership in the work assignment; (iv) Actively improve the capacity of lecturers; (v) Improve policies and work regime for lecturers ...