Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huệ bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/05/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Huệ, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 26/04/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế)           Mã số: 62310102
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huệ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Đại Đồng 

Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận

- Luận án đã đề xuất được 5 tiêu chí đánh giá giàu nghèo đa chiều bao gồm: Thu nhập, chi tiêu, tài sản, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe. Từ đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích giàu nghèo, chênh lệch giàu nghèo theo 5 khía cạnh này.

- Luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo, gồm có 4 nhóm chỉ tiêu phản ánh: đặc điểm của dân số, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế và đặc điểm kinh tế xã hội khác.

- Kết quả phân tích định lượng đã phát hiện ra những nhân tố mới có tác động đến chênh lệch giàu nghèo, gồm có: tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên là người dân tộc, tỷ lệ lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ có tác động tiêu cực hay làm tăng chênh lệch giàu nghèo; còn các nhân tố: tỷ dân số trên độ tuổi lao động, tỷ lệ dân số thành thị, tỷ lệ giá trị tăng thêm so với GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng có ảnh hưởng tích cực đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số đề xuất về công tác thống kê chênh lệch giàu nghèo và những giải pháp nhằm hạn chế gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở nước ta như sau:

- Tổng cục Thống kê nên tính toán kết quả hệ số Gini của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước để có thể đánh giá sự chênh lệch giàu nghèo hay bất bình đẳng thu nhập giữa các tỉnh/thành phố với nhau.

- Xây dựng một chỉ số tổng hợp để đánh giá chênh lệch giàu – nghèo đa chiều. 

- Cần xây dựng hệ thống thông tin thống kê chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến nó một cách đồng bộ từ trung ương đến các địa phương để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và làm căn cứ cho việc xây dựng các chính sách nhằm hạn chế chênh lệch giàu nghèo. 

- Để hạn chế sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực nông thôn và đặc biệt là các địa phương tập trung đông dân số là người dân tộc thiểu số thì cần phải chú trọng đầu tư phát triển khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở những nơi này một cách bền vững. 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------
 
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Topic: A study on the factors affecting the wealth gap in Vietnam
Major: Economics (Economic Statistics)
Author: Nguyễn Thị Huệ
Supervisor: Associate Professor Ph.D Pham Dai Dong

The rationale and academic contributions

- The thesis suggests 5 standards of evaluating multidimensional wealth gap such as income, expenses, assets, education, medical and health care. The thesis built a criteria system for analysis of richness and poverty, wealth gap basing on 5 standards.

- The thesis developed an indicator system of factors affecting wealth gap inflected in such four groups as the characteristics of the population, economic restructuring, international integration and other socioeconomic characteristics.

- The results of quantitative analysis has discovered new factors affecting wealth gap including: the proportion of the population aged 15 and older are ethnic, the labor rate in the industry and construction sectors and services sector have a negative impact or increase the difference between richness and poverty; other factors including the percentage of the population in working age, the percentage of urban population, the ratio of value added to GDP of the industry and construction sectors positively influence the wealth gap in Vietnam.

The new suggestions drawn from the findings: 

Basing on the research results, the thesis gives some suggestions on the statistical work of the wealth gap and the measures in order to limit the increasing gap between richness and poverty in our country as follows:

- GSO should calculate the Gini coefficient results of 63 provinces or cities across the country so that the wealth gap and income inequality among provinces or cities can be assessed together.

- Develop a composite index to evaluate the wealth gap multidimensionally.

- Need to develop a statistical information system of the wealth gap and the factors affecting it synchronously from the central to the local levels in order to provide adequate, accurate information for the evaluation and analysis and use it as a basis for the formulation of policies to reduce the wealth gap.

- To limit the increase in the wealth gap ongoing strongly in rural areas and in particular the locals with ethnic minorities need to focus on the investment to develop industrial economy and services in a sustainable way.