Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Liên Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h30 ngày 18/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Liên Hương, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 17/09/2014

 NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam 
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại)          
Mã số: 62.34.01.21
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Liên Hương         
Người hướng dẫn:  1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn    2. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Khác với các nghiên cứu trước đây thường coi bao thanh toán là một nghiệp vụ của ngân hàng, luận án đề xuất cách tiếp cận mới khi xem xét bao thanh toán dưới góc độ là một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển loại hình dịch vụ này cần phải nhìn sâu vào cả bên cung và bên cầu cũng như môi trường vĩ mô (các chính sách của Chính phủ) để từ đó tìm ra “khoảng trống” giữa cung của ngân hàng và cầu của doanh nghiệp về dịch vụ bao thanh toán. Một trong những điểm mới của luận án là đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán, nghiên cứu bên cầu để hướng dẫn bên cung, hướng vào tăng chất lượng dịch vụ. 

2. Luận án đã lựa chọn và hệ thống lý luận về dịch vụ bao thanh toán theo quan điểm tiếp cận một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế, tạo dựng cơ sở lý thuyết xác lập nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam. Đặc biệt, do thấy được vai trò của dịch vụ bao thanh toán đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung nên luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá sự phát triển của dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam. 

3. Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ bao thanh toán (bao gồm cả các điều kiện vĩ mô và các điều kiện cụ thể đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ bao thanh toán cũng như các đơn vị sử dụng dịch vụ này) và đánh giá thực trạng các điều kiện này ở Việt Nam hiên nay. Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012, cụ thể là thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ bao thanh toán, thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán, thực trạng cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam.    

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Dịch vụ bao thanh toán được cung cấp bởi các NHTM nhưng người sử dụng lại là các doanh nghiệp thương mại, gắn liền với các giao dịch thương mại trả chậm. Dịch vụ này chỉ có thể phát triển khi các ngân hàng sẵn sàng cung cấp và các doanh nghiệp thương mại chấp nhận sử dụng. 

2. Trên cơ sở đánh giá điều kiện và thực trạng phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay dựa trên những dữ liệu đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả luận án, luận án đã đề xuất một số giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam, đặc biệt là bao thanh toán cho xuất khẩu theo 3 nhóm ứng với 3 chủ thể có liên quan trực tiếp tới dịch vụ này, đó là: Chính phủ và các bộ ngành có liên quan (người tạo dựng môi trường, chính sách); Các ngân hàng thương mại (đơn vị cung cấp dịch vụ); Các doanh nghiệp XNK (đơn vị sử dụng dịch vụ). Các nhóm giải pháp đã được đề xuất dựa trên các điều kiện phát triển dịch vụ bao thanh toán trong nền kinh tế, trong đó 3 giải pháp có tính đột phá là: Tạo lập môi trường pháp lý an toàn và có các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích dịch vụ bao thanh toán phát triển; Nhận thức rõ sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ bao thanh toán và có mô hình tổ chức phù hợp để phát triển dịch vụ này; Tăng cường hoạt động Marketing cho dịch vụ bao thanh toán.

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------

THE CONTRIBUTIONS FROM THE THESIS 

Thesis: Developing factoring services for merchandise export in Vietnam 
Major: Commercial Business (Commercial Economics and Administration)
Code: 62.34.01.21
Researcher: Nguyễn Thị Liên Hương         
Advisors:  1. Assoc. Prof. Nguyễn Văn Tuấn    2. Assoc. Prof. Nguyễn Đình Thọ

New findings on academic and theoritical issues

1. Unlike previous studies considering factoring as banking business, the thesis proposed a new approach when considering the factoring is a type of service in the economy. To develop this kind of service needs to study both the supply and the demand side as well as the macroeconomic environment (government policy) to find "gap" between the bank (service provider) and company (demand side) for factoring service. One of the new aspects of the thesis is to assess the demand for factoring service, the demand side will guide to increase quality of service.

2. The thesis has selected and reviewed theories related to factoring service as a one type of services in the economy, developes research contents on factoring services in Vietnam. Specifically, due to the role of factoring services for export companies in particular and  Vietnams export in general, the thesis has deeply analyzed the development of factoring service with merchandise export in Vietnam.

3. The thesis has indepth studied the conditions for improving factoring service (including macro – environmental conditions and other specifics for factoring service providers and users.) and evaluate the facts in Vietnam. In addition, the thesis has significantly analyzed and evaluated the development of factoring service in Vietnam during 2004 – 2012 including factoring service providers, users and demands, policies & regulations for factoring service development in Vietnam.

Conclusions and recommendations 

1. Factoring services are offered by Commercial Banks, and users are businesses, which are engaged in credit payment.  This service can only develop when the bank is willing to provide and commercial enterprises are willing to adopt. 

2. Base on the findings of factoring service in Vietnam through secondary and primary data, the thesis proposed some solutions to improve the factoring service in Vietnam, with details to factoring service for export, 3 groups of solutions are proposed:  Government and relevant ministries (who issue policies and regulations); commercial banks (factoring service providers); Exporters (service users). Solutions are provided basing on conditions for developing factoring service in Vietnam, three key solutions are (1) create safe environment and appropriate policies for developing factoring service; (2) Aware the important of developing factoring service and must form the reasonable model for developing the service; (3) Strengthen marketing activities for factoring services.