Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 14/11/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Ngọc Lan, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ ba, ngày 14/11/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán của  các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng              Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ       2. TS Nguyễn Đức Hiển

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã tiến hành kiểm chứng thực nghiệm hai vấn đề vốn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều tại thị trường Việt Nam là : độ nhất quán trong dự báo thu nhập tương lai của dòng tiền, dồn tích và quản trị thu nhập; và hiện tượng dị thường dồn tích, với mẫu nghiên cứu khá lớn và toàn diện bao gồm 536 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007-2015. Luận án đã xác định được quản trị thu nhập là thành phần dự báo thu nhập tương lai kém nhất quán nhất và nhà đầu tư không thể phân biệt được điều này nên dẫn đến hiện tượng dị thường dồn tích. Luận án chứng minh được rằng nếu nhà đầu tư áp dụng chiến lược mua cổ phiếu có mức quản trị thu nhập thấp và bán cổ phiếu có mức quản trị thu nhập cao sẽ thu đươc lợi suất phụ trội dương có ý nghĩa thống kê ở năm t+2. Bằng phương pháp hồi quy hai bước của Fama-Berch (1973), luận án chứng minh được rằng nhân tố quản trị thu nhập góp phần giải thích biến động lợi suất chứng khoán danh mục theo thời gian. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy nhân tố quản trị thu nhập góp phần giải thích biến động lợi suất chứng khoán danh mục theo không gian. Do đó, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định quản trị thu nhập là một nhân tố rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án gợi ý rằng quản trị thu nhập có thể là một rủi ro phi hệ thống mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ hay các danh mục không đủ lớn để đa dạng hóa.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng và nghiên cứu định lượng tác động của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khoán, luận án đã đưa ra các hàm ý chính sách nhằm hạn chế hành vi quản trị thu nhập, tăng cường minh bạch và công bố thông tin, nâng cao tính hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, luận án đưa ra các hàm ý chính sách cho các đối tượng có lợi ích liên quan như sau:

Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa các biện pháp giám sát và quản lý việc thực hiện các quy định về quản trị công ty của pháp luật. Bộ tài chính cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy định liện quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính phủ cần tăng cường cơ chế giám sát các hoạt động công bố thông tin và có các chính sách nhằm định hướng và và thuyết phục các doanh nghiệp nhận thấy được lợi ích sát sườn của việc công bố thông tin.

Thứ hai, các công ty niêm yết cần nghiêm túc thực hiện quy chế về quản trị công ty và tăng cường vai trò giám sát của ban kiểm soát, thành viên độc lập và kiểm toán độc lập. Ngoài ra, các công ty niêm yết cần  phải nghiêm túc thực hiện việc minh bạch thông tin và công bố thông tin theo quy định của pháp luật

Thứ ba, giới phân tích chứng khoán cần theo dõi và phân tích sát sao chất lượng báo cáo thu nhập. Ngoài ra, giới phân tích cũng cần đóng góp tích cực hơn vào công tác tuyên truyền về các lợi ích của minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết.     

Thứ tư, nhà đầu tư cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn để có thể nhận biết và đánh giá được về chất lượng báo cáo thu nhập, để từ đó hạn chế hiện tượng định giá sai các công ty có mức quản trị thu nhập cao.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS

The thesis topic: Research on the effect of earning management on stock return of non-financial listed companies in Vietnamese stock market.
Major: Finance-Banking                      Code: 62.34.02.01
PhD Candidate: Nguyen Thi Ngoc Lan       
Supervisor 1. Associate Prof., Dr. Nguyen Dinh Tho   2. Dr Nguyen Duc Hien

New contribution to the literature

My study provided empirical evidence for two topics which have not been much investigated in Vietnam. The former is earning persistence of cash flow, total accrual and earning management, the latter is accrual anomaly. The sample includes 536 non-financial listed companies in Vietnamese stock market from 2007-2015. The thesis has proved that investors following strategy of buying  shares with low level of earning management and selling ones with high level of earning management, could earn a positive and significant abnormal return in year t+1 and in year t+2. Using conventional two-stage asset pricing test of Fama-Berch (1973), my thesis has concluded that earning   management  factor (AQF) has explained time series variation of portfolio stock returns meanwhile there is no evidence that AQF has correlation with cross sectional portfolio stock return. Therefore, there is not enough evidence to conclude that AQF is a systemic risk factor and should be included in asset pricing model.   Nevertheless, my findings suggest that AQF may be an unsystematic risk which should be taken into consideration by investors who want to invest in single stock or portfolios which are not large enough to gain benefit from diversification.  

New recommendation from our findings.

Based on an analysis of earning management situation and an empirical study on the effect of earning management on stock return, my thesis has recommended policy implications to control earning management behaviors, enhance information transparency and disclosure and improve information efficiency of Vietnamese stock market. In particularly, my thesis has suggested the following recommendations:

The first, state authorities should strengthen controlling and managing solutions for implementing rules on corporate governance of enterprises. In addition, financial ministry should complete regulations related to financial statement reporting. Moreover, government should push forward controlling mechanism of information disclosure and provide policies guiding and persuading companies to disclose information.    

The second, listed companies should seriously implement good corporate governance practices and improve roles of controlling board, independent board member and board of auditing. Furthermore, listed companies need to obey the law on information transparence and disclosure.

The third, stock analysts need to investigate and analyze earning quality of companies. They also need to make more active contribution in educating and persuading listed companies on information transparence. 

The last, investors should enhance their knowledge in order to acknowledge and evaluate earning quality, which helps to reduce mispricing of shares with high level of earning management.