Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nguyệt Dung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 29/01/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Nguyệt Dung, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam".
Thứ năm, ngày 29/01/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Nguyệt Dung
Người hướng dẫn: 1. TS. Đặng Ngọc Đức 2. PGS.TS Phan Duy Minh
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1. Tác giả hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý, bao gồm: Mục tiêu quản lý; Chủ thể quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng quản lý.
 
2. Khác với các quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu trước đây về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia chính là khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Do vậy, tác giả đưa ra quan niệm mới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Theo đó, quản lý nợ nước ngoài được coi là có hiệu quả khi duy trì được khả năng trả nợ trong giới hạn an toàn và trong tầm kiểm soát.
 
3. Tác giả đưa ra 08 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ; Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài; Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài; Nhóm các chỉ tiêu định lượng khác; Nhóm chỉ tiêu về quản lý quy mô nợ; Nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì thông tin nợ; Nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý và nhóm chỉ tiêu về chủ thể quản lý nợ. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu định lượng, tác giả đưa ra các giới hạn an toàn trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài. Các chỉ tiêu này được vận dụng để đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013.
 
4. Tác giả đã xác định được 04 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, đó là: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; Tăng trưởng xuất khẩu; Thâm hụt ngân sách Nhà nước và Cán cân thanh toán. Trên cơ sở số liệu thứ cấp, tác giả đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng trả nợ, tiếp đến là Tăng trưởng xuất khẩu, Thâm hụt ngân sách Nhà nước và cuối cùng là Cán cân thanh toán.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài, tác giả cho rằng để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, Việt nam cần: (i) nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý nợ theo hướng thành lập Ủy ban quản lý nợ; (ii) xây dựng chiến lược vay và trả nợ trên cơ sở tính toán nhu cầu vay nợ, khả năng tiết kiệm, khả năng hấp thụ vốn và khả năng thanh toán nợ nước ngoài; (iii) hoàn thiện bộ chỉ tiêu về nợ nước ngoài theo hướng bám sát với các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài của thế giới; (iv) công khai, minh bạch hệ thống thông tin quản lý nợ.
 
2. Trên cơ sở kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực trả nợ nước ngoài, đặc biệt là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis topic: The efficiency of foreign debt management of Vietnam 
Specialty: Financial banking
Code: 62340201
Research student: Nguyen Thi Nguyen Dung
Scientific instructors: 1. PhD Dang Ngoc Duc 2. Ass Prof., Dr. Phan Duy Minh
 
Academic and theoretical contributions
 
1. The author systemizes basic theories about foreign debt management according to the management model, including : objectives, entities, tools, methods and objects of management. 
 
2. Unlike viewpoints from previous studies about the efficiency of foreign debt management, the author states that the most important measure of the efficiency of foreign debt management of a nation is its repayment ability. Therefore, the author puts out a new idea about the efficiency of foreign debt management, according to which foreign debt management is considered efficient when repayment ability is maintained in control and within safety threshold.  .  
 
3. The author presents 08 groups of indicators for evaluating the efficiency of foreign debt management, including: group of indicators on evaluating debt repayment ability ; group of indicators on evaluating structure of foreign debt; group of indicators on evaluating liquidity of foreign debt ; group of other quantitative indicators ; group of indicators on management of debt scale ; group of indicators on monitoring and maintaining debt information ; group of indicators on the legal framework and group of indicators on debt management entities . These indicators are applied to evaluate the efficiency of foreign debt management in Vietnam during the period  2000-2013.
 
4. The author identifies 04 factors directly affecting the efficiency of foreign debt management from the perspective of repayment ability as follows : usage efficiency of foreign debt, export growth, state budget deficiency and balance of payment. Based on secondary data, the author quantifies the impact level of these factors on the efficiency of foreign debt management from the perspective of repayment ability in Vietnam. Results of quantitative research show that: usage efficiency of foreign debt affects the repayment ability the most ; then comes export growth, state budget deficiency and lastly balance of payment   .
 
New proposal from research results
 
1. Based on study of foreign debt management models, the author believes that for efficient management of foreign debt, Vietnam needs to (i) improve the competence of debt management entities towards establishing a debt management committee;  (ii) building borrowing and repayment strategies on the basis of calculating demands for borrowing and capability of savings, capital absorption and foreign debt repayment; (iii) completing the set of indicators on foreign debt that closely follows indicators of evaluating foreign debt level in the world; (iv) ensuring the publicity and transparency of debt management information.
 
2. Based on regression results about the impact of factors on the efficiency of foreign debt management in terms of repayment ability, the author also proposes solutions to improve the efficiency of foreign debt management, especially regarding usage efficiency of foreign debt.