Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 28/10/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Nhung, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Vai trò của Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập".
Thứ tư, ngày 27/09/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Vai trò của Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư)           Mã số: 62310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Nhung
Người hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án  đã vận dụng lý thuyết “Đàn nhạn” và “Lộ trình phát triển đầu tư” để giải thích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) của Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ hai, luận án đã xác định và phân tích vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập gồm: (i) nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư trong những lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Mặc dù hoạt động ĐTTTRNN chưa có được các hiệu quả rõ nét, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Thứ hai, thông qua kết quả điều tra và kiểm chứng bằng công cụ định lượng, luận án đã chỉ ra: (i) có sự tác động thuận chiều của nhà nước trong các vai trò tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế, vai trò điều tiết chính sách vĩ mô và nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ đến hoạt động ĐTTTRNN. Trong đó, vai trò nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam và (ii) các doanh nghiệp đánh giá chưa caovai trò định hướng của nhà nước, vai trò cung cấp thông tin về môi trường đầu tư cũng như vai trò hỗ trợ của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian qua.

Thứ ba,vai trò quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần được điều chỉnh linh hoạt theo lộ trình, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào công tác quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN.

Thứ tư,nhà nước cần quan tâm  hỗ trợ hơn các doanh nghiệp có dự án ĐTTTRNN tại những khu vực biên giới có ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh của quốc gia.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Roles of the State in Vietnam’s outward foreign direct investment in the integration period
Major: Development Economics (Investment Economics)     Code: 62310105
PhD. Student: Nguyễn Thị Nhung
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Từ Quang Phương

New contributions in academics, theoretics aspects

Firstly, the thesis has applied the theory "Hunchback" and "Roadmap for investment development" to explain the outward foreign direct investment  (OFDI) of Vietnam during past years

Secondly, the thesis identified and analyzed the role of the State in OFDI activities in the integration period, including: (i) the State creates a legal corridor for OFDI activity; (ii) the State creates and extends international cooperation relationship on international trade; (iii) the State orients and regulate macro policies related to OFDI activity; (iv) the State supports OFDI activity

Findings and new recommendations from the research 

Firstly, OFDI of Vietnam is strongly increasing; Vietnamese enterprises have boldly invested in their strengthened areas, coupled with the development trend of the 4th technology revolution. Although OFDI activities have not achieved tangible results yet, they have been moving in a more positive direction

Secondly, through surveying results and verification with quantitative tools, the thesis has shown: (i) there is a positive influence of the State on creating and expanding international relations, regulating macro policy and implementing support policies to OFDI activities. In particular, the supporting role has the strongest influence on OFDI activities of Vietnamese enterprises and (ii) enterprises have underestimated the State orientation, the role of providing information about investment environment as well as the supporting role of foreign diplomatic missions with OFDI activities in past years. 

Thirdly, the State management on OFDI activities should be adjusted flexibly based on the roadmap, limiting the use of administrative measures to intervene in state management on OFDI activities.

Fourthly, the State should pay more attention & support enterprises holding OFDI projects in border areas affecting national security and defense.