Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/07/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Phương Linh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 24/07/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)          
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Linh                         
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, PGS.TS. Đỗ Thị Đông
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án đã lựa chọn tìm hiểu về chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam với hai quá trình trung tâm là truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức.
 
Thứ hai, luận án đã kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về cá nhân, tổ chức và công nghệ đến hai quá trình truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức bởi cả nghiên cứu định tính và định lượng.
 
Thứ ba, luận án đã xác định được mối quan hệ giữa hai quá trình truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức với hành vi làm việc đổi mới (innovative work behavior) trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam bởi cả nghiên cứu định tính và định lượng.
 
Thứ tư, luận án đã chứng minh việc tách nhân tố hành vi làm việc đổi mới thành hành vi làm việc đổi mới của cá nhân và hành vi làm việc của cá nhân cùng đồng nghiệp là hợp lý; đồng thời xem xét mức độ tác động của hai quá trình truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức tới hai nhân tố mới được tách này.
 
Thứ năm, luận án đã bổ sung một biến kiểm soát là khu vực làm việc khi nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp viễn thông ở các khu vực làm việc khác nhau (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) khi đánh giá quá trình truyền đạt tri thức, thu nhận tri thức và hành vi làm việc đổi mới. Đồng thời, luận án đã đề xuất và chứng minh được tính hợp lý khi đưa thêm hai biến quan sát thuộc thang đo sự ủng hộ của nhà quản trị và ưu đãi của tổ chức khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hai quá trình truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Thứ nhất, nhân tố niềm tin và tự chủ về tri thức là những nhân tố tác động mạnh nhất đến hai quá trình truyền đạt và thu nhận tri thức; quá trình truyền đạt tri thức và thu nhận tri thức có tác động mạnh hơn tới hành vi làm việc đổi mới của cá nhân cùng đồng nghiệp so với hành vi làm việc đổi mới của cá nhân. 
 
Thứ hai, có sự khác biệt nhất định về các biến kiểm soát (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, khu vực làm việc) khi đánh giá quá trình truyền đạt tri thức, thu nhận tri thức, hành vi làm việc đổi mới của cá nhân, hành vi làm việc đổi mới của cá nhân cùng đồng nghiệp.
 
Thứ ba, đưa ra một số gợi ý cho nhà quản trị doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nhằm tăng cường chia sẻ tri thức và qua đó thúc đẩy hành vi làm việc đổi mới của nhân viên.
 
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Factors affecting knowledge sharing in telecommunication enterprises in Vietnam
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration) 
PhD student: Nguyen Thi Phuong Linh                                              
Instructor: Prof. Dr. Nguyen Ke Tuan, Assoc. Prof. Dr. Do Thi Dong
Training institutions: National Economics University
 
New contributions in theory and practice 
 
Firstly, the thesis chose to learn about knowledge sharing in Vietnamese telecommunication enterprises with two central processes of knowledge donation and collection.
 
Secondly, the thesis has examined the degree of influence of individual, organizational and technological factors on the two processes of knowledge donation and collection by both qualitative and quantitative research.
 
Thirdly, the thesis has identified the relationship between the two processes of knowledge donation and collection with innovative work behavior in telecommunication enterprises in Vietnam by both qualitative and quantitative research.
 
Fourthly, the thesis has proved that the separation of innovative work behavior into innovative work behavior of individuals and innovative work behavior of individuals and colleagues is reasonable; at the same time, considering the impact of the two processes of knowledge donation and collection to these two newly separated factors.
 
Fifthly, the thesis has added a control variable which is the working area when studying the difference between employees working in telecommunications enterprises in different working areas (the North, the Central and the South) when assessing the process of knowledge donation and collection, innovative work behavior. At the same time, the thesis has proposed and proved the rationality when adding two observable variables on the scale of management support and organizational reward when analyzing the factors affecting the two processes of knowledge donation and collection.
 
New findings and proposals are drawn from the research results and surveys of the thesis
 
Firstly, trust and knowledge self-efficacy are the factors that have the strongest impact on two processes of knowledge donation and collection; the process of knowledge donation and collection has a stronger impact on the innovative work behavior of individuals and colleagues than innovative work behavior of individuals.
 
Secondly, there are certain differences in control variables (gender, age, educational qualification, work experience, working area) when assessing the process of knowledge donation and collection, innovative work behaviors of individuals, innovative work behavior of individuals and colleagues.
Thirdly, providing some suggestions for Vietnamese telecommunication enterprises managers to enhance knowledge sharing and thereby promoting employees’ innovative work behavior.