Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/01/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Phương Thu, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 05/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Thu      
Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Lê Huy Đức             2. TS. Lã Hoàng Trung

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm và nội hàm của phát triển dịch vụ hỗ trợ (DVHT) doanh nghiệp công nghệ thông tin (DNCNTT) trên cơ sở vận dụng khái niệm và nội hàm của DVHT doanh nghiệp nói chung vào trường hợp cụ thể cho các DNCNTT.

Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam thông qua bốn nhóm tiêu chí gồm: Số lượng và quy mô dịch vụ; Cơ cấu dịch vụ; Hiệu quả dịch vụ; Chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT được tổng hợp từ tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án đã bổ sung thêm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm: Hội nhập quốc tế; Môi trường thể chế; Tiến bộ của khoa học - công nghệ.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, luận án phát hiện cung DVHTDN cho ngành công nghệ thông tin còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, cơ cấu và chất lượng dịch vụ còn bất cập, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNCNTT. Cụ thể, số lượng nhà cung cấp DVHTDN tuy nhiều nhưng cho lĩnh vực CNTT còn ít về số lượng, bất cập về chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp, các hình thức và loại hình cung cấp dịch vụ còn đơn giản, tính chuyên sâu đối với DVHT còn hạn chế.

Thứ hai, luận án chỉ ra rằng cầu về dịch vụ hỗ trợ DNCNTT chưa phát triển; số lượng và quy mô của DNCNTT còn nhỏ bé, tỷ lệ các DNCNTT sử dụng DVHT còn thấp do nhận thức về vai trò của DVHT chưa đầy đủ, thị trường DVHT còn sơ khai, các DN chưa sẵn sàng chi trả phí sử dụng DVHT.

Thứ ba, kết quả ước lượng Logit cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT được quyết định bởi các nhân tố chủ yếu sau (sắp xếp theo thứ tự giảm dần): mức độ phù hợp với nhu cầu; năng lực, uy tín của nhà cung cấp; nhận thức và khả năng tiếp cận dịch vụ của các DNCNTT; trình độ phát triển của thị trường DVHT.

Thứ tư, luận án dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT đến năm 2025; trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT và sáu nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT đến năm 2025 gồm: Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT; Đa dạng hóa loại hình dịch vụ và hình thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT; Tăng cường điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu của các DNCNTT về DVHT; Nâng cao nhận thức của DNCNTT về vai trò của DVHTDN; Hoàn thiện khung khổ pháp lý và tạo lập cơ chế thuận lợi cho phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT; Nâng cao vai trò các Hiệp hội CNTT và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

 

Nội dung của luận án xem tại đây.

 
-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Development of business support services for information technology enterprises in Vietnam
Major: Development Economics         
PhD candidate: Nguyen Thi Phuong Thu           
Instructor: 1. Assoc. Prof. Le Huy Duc and 2. Dr. La Hoang Trung

New academic and theoretical contributions

1. Building up the concept and content of the development of business support services (BSS) for information technology enterprises (ITEs) based on the application of the concept and content of BSS in general and ITEs in particular.


2. Developing a set of 14 criteria which reflects the development of BSS for ITEs in Vietnam by 4 groups of criteria: Number and size of services; Service structure; Service efficiency; Service quality.


3. Adding the factors of the external environment which affect the development of BSS for ITEs as International integration; Institutional environment; Scientific-technological advances.

New proposals in the research results

1. The thesis found that the supply of BSS for ITEs is still limited and the size of BSS is still small. The structure and quality of BSS are inadequate. These are the reasons why the supply does not meet the needs of ITEs. In particular, the number of BSS suppliers is large but the size of BSS is small and the quality and structure are not suitable. The forms and types of BSS are simple and the specialization of BSS is limited.

2. The thesis showed that the demand of BSS for ITEs has not developed. The number and size of ITEs are still low. The percentage of ITEs using BSS is low due to the ITEs are not fully aware of the BSS’ importance. The market of BSS is still young and the ITEs are not willing to pay fees for using BSS.

3. The Logit model estimates showed that the level of impact of factors on the ability to use BSS by ITEs which is determined by the following major factors (in descending order): Degree of relevance of BSS; Capacity and reputation of suppliers; Awareness and accessibility to BSS; Development level of BSS market.

4. The need for using BSS by ITEs is forecasted until 2025; The development orientation and six groups of solutions of BSS for ITEs are proposed by 2025 as Improving service quality; Diversifying the types of services and forms of service provision; Strengthening surveys and inquiries to capture the needs of ITEs; Enhancing awareness of ITEs about the role of BSS; Improving the legal framework and creating a favorable condition to develop BSS for ITEs; Enhancing the role of IT associations and Vietnam Chamber of Commerce and Industry.