Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 11/07/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Phương, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam".
Thứ tư, ngày 10/06/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
-Thứ nhất, luận án có sự đánh giá một cách hệ thống về lý thuyết về phân bổ không đúng (phân bổ sai), tái phân bổ nguồn lực và tăng trường năng suất trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ khiến các nguồn lực bị dịch chuyển từ doanh nghiệp không hiệu quả sang doanh nghiệp hiệu quả.
 
-Thứ hai, luận án đã tìm ra được mức phân bổ sai nguồn lực trong ngành chế tác Việt Nam và mức tăng của năng suất nhân tố tổng hợp trong trường hợp không có phân bổ sai. 
 
-Thứ ba, mô hình phân rã năng suất động của Olley-Pakes (1996) được sử dụng để phân tích quá trình tái phân bổ nguồn lực làm thay đổi năng suất gộp. 
 
-Thứ tư, luận án đã đánh giá tác động của các nhân tố cấp độ doanh nghiệp và ngành công nghiệp đến mức phân bổ sai và quá trình tái phân bổ nguồn lực thông qua sự gia nhập và rút lui của các doanh nghiệp
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
-Thứ nhất, kết quả luận án chỉ ra rằng mức phân bổ sai nguồn lực trong cách doanh nghiệp chế tác ở Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời gian trong giai đoạn 2000-2015. Năng suất nhân tố tổng hợp sẽ tăng 81,2% nếu không có phân bổ sai với giả định dịch chuyển đến "mức hiệu quả của Mỹ”. Các doanh nghiệp nhà nước và công nghệ thấp có mức phân bổ sai nguồn lực cao nhất trong khi đó mức độ phân bổ sai nguồn lực thấp nhất là các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghệ cao.
 
-Thứ hai, nghiên cứu đã tìm ra quá trình tái phân bổ nguồn lực đóng góp tích cực tới năng suất gộp từ ba nhóm doanh nghiệp gia nhập, rút lui và sống sót. 
 
-Thứ ba, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động của tự do hóa thương mại, thị trường tài chính, quy mô doanh nghiệp, mức độ tập trung ngành công nghiệp và kiểm soát tham nhũng đến phân bổ sai nguồn lực. Kết quả cũng chỉ ra quá trình tái phân bổ nguồn lực thông qua quyết định gia nhập hoặc rút lui của doanh nghiệp trên thị trường bị ảnh hưởng bởi phân bổ sai và các yếu tố cấp độ doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
 
-Cuối cùng, luận án cung cấp một cách hệ thống các giải pháp cũng như kiến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nhằm làm giảm phân bổ sai nguồn lực và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực hướng tới gia tăng năng suất tổng hợp từ kết quả nghiên cứu.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Misallocation, reallocation of resources and productivity growth in Vietnamese manufacturing fimrs
Major: Economics                                              
PhD Candidate: Nguyen Thi Phuong             
Supervisor:  Prof.Dr. Nguyen Khac Minh
Training Institution: National Economics University 
 
The new contributions of the thesis about academic theory 
 
-Firstly, the thesis has a systematic assessment about the theory of misallocation, reallocation of resources and productivity growth in the context Vietnam undergoing a strong economic transformation which resources are shifted from inefficient firms to efficient ones.
 
-Secondly, the thesis finds level of resource misallocation in Vietnamese manufacturing sector and the gains of total factor productivity in the absence of misallocation.
 
-Thirdly, the dynamic productivity decomposition model of Olley-Pakes (1996) is applied into the thesis to analyze the process of reallocation of resources changing aggregate productivity.
 
-Fourthly, the thesis assesses the effects of firm- and industry-level factors on misallocation and reallocation resources through the entry and exit of firms
 
The proposals are drawn from the research results of the thesis 
 
-Firstly, the results of thesis indicate that the level of resources misallocation in Vietnamese manufacturing firms tends to increase over time in the period 2000-2015. The total factor productivity will be increased by 81.2% with the assumption moving to “US efficiency” if there is no resouce misallocation. State-owned and low technology enterprises have the highest level of resource misallocation meanwhile the lowest level of misallocation of resources is in foreign direct investment and high technology firms.
 
-Secondly, the research has found that the process of resources allocation positively contributes to aggregate productivity through the contribution of three groups of entering, exiting and surviving firms
 
-Thirdly, the study has also found the effects of trade liberalization, financial markets, firm size, industry concentration and corruption control on the level of resource misallocation. The results also reveal the process of resource reallocation through market entry or exit decision is affected by misallocation of resources and firm- and industry-level factors.
 
-Finally, the thesis systematically provides appropriate solutions and policy recommendations with the context of Vietnams economy to reduce misallocation of resources and accelerate the process of resources reallocation towards to aggregate productivity growth from researching results.