Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/9/2018 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương"
Thứ ba, ngày 21/08/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                     
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hà                                     
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bất
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận 

Luận án luận giải cơ sở lý thuyết về cơ chế tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) địa phương, theo đó tác động của FDI có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trên cơ sở đó luận giải tác động của FDI đến 9 chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KTXH của địa phương được lựa chọn là: Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả vốn đầu tư xã hội, Cơ cấu kinh tế, độ mở thương mại, Công nghệ sản xuất, Việc làm, Đô thị, Phát triển con người và Môi trường, đồng thời phân tích một số vấn đề xã hội phát sinh khi có sự hiện diện của FDI: tiêu cực về lao động, chuẩn mực đạo đức, bất bình đẳng xã hội và chuyển giá. 

Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn

Thứ nhất, Luận án đã hệ thống mô tả chi tiết thực trạng mối quan hệ giữa FDI với một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học các số liệu thu thập được. Thông qua đó bước đầu có những nhận định sơ bộ về tác động của FDI đến sự phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016. Đồng thời luận án tổng hợp, hệ thống các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 theo tiến trình lịch sử. Đặc biệt làm rõ một số nội dung cơ bản của các chính sách về đầu tư trong đó có FDI của Hải Dương, qua đó thấy được sự vận dụng các chính sách về FDI của Việt Nam vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hải Dương.   

Thứ hai, Luận án áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để kiểm định sự tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016. Kết quả kiểm định cho thấy, FDI đã có tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ mở thương mại, mở rộng xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình đô thị hóa cả trong ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất trong ngắn hạn. Tuy nhiên FDI đã có tác động lan tỏa tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong dài hạn, phát triển công nghiệp và xây dựng cả trong ngắn hạn và dài hạn, được biểu hiện khi có sự hiện diện của FDI đã lấn át đầu tư phát triển các doanh nghiệp (DN) nội địa, có thể là thu hẹp quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh, phá sản, thôn tính các DN nội địa, qua đó trong dài hạn sẽ tác động làm giảm việc làm cho người lao động. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn luận án cho rằng để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới, trước hết, đối với các dự án FDI đang hoạt động cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và khuyến khích mở rộng liên kết với các DN nội địa, thứ hai, đối với việc thu hút FDI cần có chọn lọc theo địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề, trình độ kỹ thuật, đối tác đầu tư gắn với chất lượng và hiệu quả, tăng cường sự liên kết giữa DN FDI và DN trong nước, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.  

Những đề xuất mới về giải pháp

Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải pháp về môi trường đầu tư kinh doanh gồm 5 giải pháp cụ thể, nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài gồm 5 giải pháp cụ thể và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI gồm 2 giải pháp cụ thể. Đồng thời, Luận án phân tích một số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành để thực hiện các giải pháp đề xuất.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: "The impact of foreign direct investment on socio-economic development - Research the case in Hai Duong province"
Major: Finance - Banking             
PhD Candidate:  Nguyen Thi Thu Ha                  
Instructor: Assoc. Prof. Nguyen Thi Bat, PHD
Institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

This thesis explains the theoretical basis about how FDI impacts on socioeconomic development of a specific province and these impacts could be both direct and indirect. Accordingly, this thesis also clarifies the impacts of FDI on 9 socioeconomic development criteria of a chosen locality: economic growth, investment effectiveness, society, economic structure, commercial openness, manufacuring technology, employment, urbanisation, human development and environment. At the same time, the thesis analyses several social issues emerging in appearance of FDI in employment, ethical standards, social equality and costs.

New conclusions

First, the thesis systematically describes in details the relation between FDI and some socioecomomic development criteria of Hai Duong over the period of 1997-2016 using statistical tables, mathematical graphs and data collected.The thesis then comes to initial conclusions about the impacts of FDI on socioeconomic development of Hai Duong province from 1997 to 2016. This thesis also recapitulates and systemises policies of Viet Nam and Hai Duong province upon FDI during the same period studied. Particularly, it clarifies some points in policies upon investment including FDI of Hai Duong and the application of Viet Nam’s policies towards FDI in the case-study of Hai Duong.

Secondly, this thesis uses ARDL in order to assess the impacts of FDI on socioeconomic development of Hai Duong as of 1997-2016. As a result, FDI has had positive direct and indirect impacts on commercial openness, import and export, long-term and short-term urbanisation, and short-term manufacturing.

However, FDI has had negative impacts on the effectiveness of long-term investment usage, industrial development and construction in both short-term and long-term. It is illustrated by the fact that FDI has forced some domestic companies to narrow down their production scale and business areas, go bankrupt and even be annexed; consequently, it will reduce the number of jobs in the long run. Based on studying facts, the thesis arrives at the conclusion that in order to strengthen the positive impacts and reduce the negative ones of FDI on socioeconomic development of Hai Duong in the coming time, these following must be done: First, the State’s management towards ongoing FDI projects needs to be enhanced and links between these projects with domestic businesses need to be encouraged. Second, FDI allocation has to be studied carefully relying on regions, areas, professions, technical levels and investment partners, focusing on quality and effectiveness, strengthening ties between FDI and domestic businesses, and developing supplementary industries.

New suggested solutions

The thesis has suggested 3 groups of solutions to boost positive impacts and lessen negative ones of FDI on socioeconomic development of Hai Duong as of 2025, with a vision of 2030. Those include 5 specific solutions to investment and business environment, another 5 to the State’s management upon FDI, and 2 for strengthening ties between FDI and domestic businesses. The thesis also points out what needs to be taken by the Congress, Government, ministries and branches to carry out these suggested solutions.