Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 05/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thu Hường, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 05/12/2014

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hường
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Lâm  - 2. TS. Phan Hồng Giang
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1. Chính sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN), trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gồm: nhân tố chủ quan (trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ vốn và khả năng tài chính, số lượng và trình độ đội ngũ lao động, trình độ tổ chức và quản lý, trình độ hoạt động marketitng) và nhân tố khách quan (luật pháp-chính trị, kinh tế-công nghệ, dân số-tự nhiên, văn hóa-xã hội). Phát triển làng nghề không thể đơn lẻ, độc lập giữa các doanh nghiệp mà phát triển làng nghề là sự tổng hợp các nỗ lực của nhà nước và địa phương nhằm phát huy lợi thế, các nguồn lực vào phát triển kinh tế địa phương. Do đó, nhân tố chính sách nhà nước thực sự cần thiết và có vai trò đặc biệt quan trọng để định hướng và điều tiết hoạt động của làng nghề; kích thích sự phát triển làng nghề; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển làng nghề.
 
2. Luận án đã tổng quan và phân định được hệ thống chính sách; phân định nhóm chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển làng nghề.
 
3. Luận án đã tổng quan, khái quát và đề xuất được hệ thống tiêu chí phục vụ cho mục tiêu đánh giá nội dung của chính sách. Các tiêu chí bao gồm: tính minh bạch, tính phù hợp, tính ổn định/bền vững, tính thống nhất/đồng bộ, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách. 
 
4. Khái quát và phân định rõ 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội dung của các chính sách, quyết định chất lượng chính sách và sự phát huy tác dụng của chính sách.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1. Luận án đã đưa ra những bài học kinh nghiệm có giá trị về chính sách nhà nước trong phát triển làng nghề TCMN để nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam.
 
2. Luận án đưa ra các chính sách bộ phận về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam hiện nay gồm: chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách khoa học, công nghệ và môi trường; chính sách nguồn nhân lực và chính sách thương mại. Luận án đã đánh giá toàn diện và có căn cứ lý luận và thực tiễn 5 chính sách nêu trên, trong đó có chú ý sử dụng các dữ liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát. Việc đánh giá các chính sách bộ phận trên dựa trên tiêu chí đánh giá chính sách đã đưa ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của từng chính sách. Luận án cho rằng, sự bất cập nổi cộm của chính sách hiện nay là: chính sách quy hoạch làng nghề chưa phù hợp với thực tế, chính sách đầu tư hạn chế lớn trong việc thực thi chính sách; chính sách thương mại và chính sách khoa học, công nghệ và môi trường thiếu tính ổn định nên tính hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Do vậy, các chính sách trên chưa tạo điều kiện cần thiết để phát triển làng nghề tương xứng với vị trí và tiềm năng của làng nghề trong sự phát triển của đất nước.
 
3. Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2020 cần tập trung vào 5 nhóm giải pháp. Trong đó, giải pháp trước mắt là chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề và sau đó là nhóm giải pháp về thông tin, thương mại và thị trường. Đồng thời, luận án đưa các điều kiện cần thiết để hoàn thiện hệ thống chính sách này bao gồm giải pháp về con người xây dựng và thực thi chính sách, về tổ chức bộ máy  xây dựng và thực thi chính sách, về nguồn lực đầu tư để xây dựng và thực thi chính sách, chế tài và các biện pháp khác. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic of the thesis: State policy on the development of handicraft villages in Vietnam
Major: Economic Management (Management Science)    
Code: 62340410
Ph.D Candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Supervisors: 1. Prof. Dr. Nguyen Viet Lam   2. Dr. Phan Hong Giang
 
New theoretical contributions: 
 
1. State policy is particularly important role for the development of handicraft villages, of which factors affect the development of villages including subjective factors (level of technical equipment, capital level and financial viability, the number and qualifications of employees, level of organization and management, level of activity marketitng) and objective factors (legal-political, economic and technological, population-natural, cultural and social). The development of village
not a single, independent among businesses that develop villages is the sum of the efforts of state and local to promote the advantages, the resources to develop the local economy. Therefore, public policy factors really necessary and extremely important role to guide and regulate the activities of the village; stimulate the development of villages; creating a favorable business environment for the development of villages.
 
2. The thesis has given overview and classified policy system; classified group policies have a direct impact and indirect development of craft villages.
 
3. The thesis has given overview, suggested system of criteria to evaluating the content of the policy. The criteria include: transparency of policy, relevant of policy, stability/ sustainability of policy, consistency of policy, effectiveness of policy and efficiency of policy.
 
4. The thesis has given overview and classified four groups of factors that strongly influence the content of the policies, decisions on the quality of policies and effective policy.
 
New recommendations taken from results of the study:
 
1. The thesis has taken the lessons learned about public policy in developing handicrafts villages to study applied in Vietnam.
 
2. The thesis has given department policy to develop Vietnam handicrafts villages today are: policy on planned villages, products in villages; policy on investment and credit;  policy on science, technology and environment; policy on human resources and policy on trade. Thesis comprehensive assessment and grounded theory and practice of 5 policy above, including attention using primary data from a survey. The evaluation policies based on criteria for evaluating policy gave the achievements, limitations and cause. The thesis that the main inadequacies of the current policy is: the policy on planned villages are not consistent with reality, policy on investment and credit have major limitations in the implementation of policies; policy on trade  and policy on science, technology and environment are unstable so effectiveness, efficiency is low. Therefore, the policies have not created the necessary conditions for the development of villages commensurate with the position and potential of the villages in the countrys development.
 
3. The thesis has shown that the improvement of state policy on the development of handicraft villages in Vietnam up to 2020 should focus on five groups of solutions. In particular, the immediate solution is the policy on planned villages and then the solutions of information, commerce and markets. Simultaneously, the thesis put the necessary conditions to improve the policy system includes: solution of the policy makers and policy implementation, solutions to organize system construction and implementation of policies, solutions to invest resources to construction and implement policy; and the sanctions and other measures.