Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Xuân Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 29/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Xuân Mai, chuyên ngành Thống kê kinh tế, với đề tài "Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam"
Thứ ba, ngày 26/02/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế             
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Xuân Mai
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Kim Thu 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
-Đóng góp cơ sở lý luận về nghiên cứu và đo lường khái niệm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam theo cách tiếp cận năng lực kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan. Từ đó, xác định khái niệm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam là: “mức độ đáp ứng các nhu cầu về điều kiện sống khách quan của con người trong mối liên hệ với các cảm nhận của cá nhân về sự hạnh phúc chủ quan”. 
 
-Làm rõ khái niệm chất lượng cuộc sống phù hợp với bối cảnh Việt Nam, từ đó xác định cấu trúc của khái niệm gồm 11 thành phần. Trong đó, chất lượng cuộc sống khách quan được xác định qua 10 thành phần: (1) điều kiện kinh tế, (2) điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản, (3) giáo dục, (4) y tế, (5) quan hệ gia đình; (6) tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động vui chơi giải trí, (7) môi trường, (8) an ninh, an toàn xã hội, (9) quản trị, và (10) quyền chính trị; chất lượng cuộc sống chủ quan được xác định qua thành phần (11) sự hài lòng với cuộc sống.
 
-Đóng góp về hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam bao gồm 12 nhóm. Trong đó 10 nhóm đo lường 10 thành phần của chất lượng cuộc sống khách quan gồm có 48 chỉ tiêu; 01 nhóm đo lường chất lượng cuộc sống khách quan và 01 nhóm đo lường chất lượng cuộc sống tổng thể. 
 
-Đóng góp về phương pháp luận xây dựng và tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Quy trình tính gồm 5 bước: (1) xây dựng khung lý thuyết về chất lượng cuộc sống; (2) lựa chọn chỉ tiêu; (3) chuẩn hóa dữ liệu; (4) xác định trọng số; và (5) tính các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Bên cạnh khía cạnh học thuật, luận án còn có đóng góp về mặt thực tiễn khi đưa ra kết quả tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam năm 2016. Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, do không có số liệu phản ánh mức độ hài lòng của người dân với cuộc sống nên hiện tại chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống được tính dựa trên các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống khách quan. Vì vậy luận án đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, cụ thể: hoàn thiện khung lý thuyết về chất lượng cuộc sống, nghiên cứu xây dựng thang đo sự hài lòng với cuộc sống, mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống chủ quan và chất lượng cuộc sống khách quan; hoàn thiện phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống…
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis theme: Method of developing and calculating composite index to measure the quality of life in Viet Nam
Major: Economic statistics                
PhD candidate: Nguyen Thi Xuan Mai
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Kim Thu 
Institution: National Economics University 
 
New contributions of the thesis from academic and theoretical perspective are as follows 
 
-Contribute to theoretical rationale on research and measurement of the concept of quality of life in Viet Nam by capability approach in combination with subjective well-being approach. Then, determine concept of quality of life in Viet Nam as “Quality of life is the extent to which objective human needs of living condition are fulfilled in relation to personal perceptions of subjective wellbeing”.
 
-Clarify concept of quality of life in conformity with the Viet Nam context, then determine structure of the concept including 11 components, of which the objective quality of life is identified by 10 components: (1) economic conditions; (2) housing conditions; (3) education; (4) health; (5) family relationship; (6) participating in community and entertainment activities; (7) natural environment; (8) social environment; (9) governance; and (10) political voice; the subjective quality of life is defined by component (11) satisfaction with life.
 
-Contribute to statistical indicator system measuring quality of life in Viet Nam, consisting of 12 groups. Of which there are 10 groups measuring 10 components of objective quality of life, including 48 indicators; 01 group measures subjective quality of life and 01 group measures overall quality of life. 
 
-Contribute to methodology of developing and calculating the quality of life index in Viet Nam. The calculation process includes 5 steps: develop theoretical framework on quality of life; (2) select indicators; (3) normalize data; (4) determine weights and (5) calculate component indices and composite index.  
 
New findings, proposals from the research and survey of the thesis 
 
Apart from theoretical perspective, the thesis also contributes to practical perspective when providing results of pilot calculation of the quality of life index in Viet Nam in 2016. This is a useful reference for decision making in order to improve quality of people’s life. However, due to lack of data reflecting people’s satisfaction with life, the quality of life index is calculated basing on indicators reflecting objective living conditions. Therefore, the thesis proposes to continue to further study on this theme, particularly: improving the theoretical framework of quality of life; developing a satisfaction with life scale; studying the relationship between subjective quality of life and objective quality of life, improving calculation method of quality of life index, etc.