Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 01/02/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Lan, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu trong nội bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 01/01/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:“Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu trong nội bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam”
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Marketing)
Nghiên cứu sinh : Nguyễn Thu Lan       
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Viết Lâm    

Những đóng góp mới về mặt học thuật và thực tiễn

Trên cơ sở khảo sát 512 nhân viên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Hà Nội về các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu bên trong (SMTHBT) các ngân hàng, luận án đã có những đóng góp mới về mặt học thuật  và thực tiễn như sau:

1) Bổ sung yếu tố “sự phù hợp giữa nhu cầu cá nhân – đáp ứng của ngân hàng” vào mô hình các yếu tố tác động tới SMTHBT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mà trước đó chưa có nghiên cứu nào đề cập.

2) Khẳng định bốn yếu tố tác động đến SMTHBT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là (i) Tính định hướng quan hệ; (ii) Tính xã hội hóa; (iii) Mức độ tiếp nhân của nhân viên; và (iv) Sự phù hợp giữa nhu cầu cá nhân – đáp ứng của ngân hàng. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau và đã được xác định cụ thể. Trong đó, cả bốn yếu tố có tác động trực tiếp và thuận chiều đến cả hai yếu tố cấu thành của SMTHBT là cam kết với thương hiệu và hành động hướng tới thương hiệu ngân hàng. Các yếu tố môi trường làm việc và các yếu tố thuộc về cá nhân nhân viên ngân hàng có mức độ ảnh hưởng tương đương tới SMTHBT tại các ngân hàng.

3) Khẳng định sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm ngân hàng được xếp hạng và không được xếp hạng  trong ảnh hưởng của bốn yếu tố nói trên đến SMTHBT các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã có những đóng góp về lý luận và thực tiễn để tăng cường SMTHBT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể:

1) Các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện các phương pháp nghiên cứu quan sát, phương pháp nghiên cứu tình huống, nghiên cứu thử nghiệm cho từng nhóm ngân hàng cụ thể để khám phá thêm về những yếu tố cá nhân và môi trường làm việc quan trọng có ảnh hưởng đến SMTHBT tại các ngân hàng như cơ chế đãi ngộ, cơ chế lãnh đạo, sự phù hợp giữa cá nhân – ngân hàng, đặc tính cá nhân.

2) Trong bối cảnh và điều kiện của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh việc tuyển chọn những nhân viên phù hợp với ngân hàng cũng cần tập trung vào việc xây dựng môi trường làm việc (tính định hướng quan hệ và tính xã hội hóa) hỗ trợ tốt cho các cá nhân nhân viên hình thành và phát triển thái độ và hành vi tích cực với thương hiệu ngân hàng mình như cơ chế lãnh đạo, hoạt động truyền thông nội bộ, phát triển văn hóa doanh nghiệp, hoạt động đào tạo gắn kết công việc, cơ chế hỗ trợ trong công việc và chính sách khuyến khích đãi ngộ.

3) Cần tăng cường mức độ trao quyền cho nhân viên, hỗ trợ mối quan hệ giữa nhân viên – lãnh đạo trực tiếp, nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động, tăng mức độ xếp hạng tín nhiệm và truyền thông tới các nhân viên giúp tăng ảnh hưởng của mức độ tiếp nhân của nhân viên tới SMTHBT. Các yếu tố của môi trường làm việc cần được cá nhân hóa dựa trên sự đóng góp của cá nhân vào tổ chức. Thực hiện tốt công tác truyền thông nội bộ và nâng cao mức tín nhiệm của ngân hàng trong ngành để nhân viên có được nhận thức hợp lý về sự phù hợp giữa nhu cầu cá nhân – đáp ứng của ngân hàng.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------


THE THESIS’ NEW CONTRIBUTIONS

Thesis topic:“Contextual factors affecting the internal brand strength at Vietnamese commercial banks”
Major: Business Administration (Marketing)    
Researcher: Nguyễn Thu Lan           
Instructor: Prof.PhD. Nguyễn Viết Lâm      

New acedamic and practical contributions

Based on the survey of 512 employees at Vietnamese commercial banks in Hanoi on contextual factors affecting the internal brand strength at Vietnamese commercial banks, the thesis found out new academic and practical contributions as following:

1. Adding one more new factor “The Need – Supplies fit” on the research model about contextual factors affecting the internal brand strength at Vietnamese commercial banks, which has been analized before.

2. Confirming that there are four factors affecting the internal brand strength at Vietnamese commercial banks including: (i) Relationship Orientation; (ii) Organisational Socialization; (iii) Employee Receptiveness; and (iv) Needs – Supplies fit. The degree of each factor’s impact is different and specified. As a result, all four factors have positive and direct effect on both Brand Commitment and Brand Citizenship Behavior of the internal brand strength. Both the working environment factors and individual employees factors have the equivalent impact on the internal brand strength at banks.

3. Confirming that there is significantly difference between the rated and unrated banks in the impact of these four contextual factors on the internal brand strength at Vietnamese commercial banks.
Key results and suggestions from the study

From the research result, the thesis makes some academic and practical contribution to enhance the internal brand strength at Vietnamese commercial banks as following:

1. Future research should develop in-depth studies for each banking groups through the observed research method, the case study methodology and the experimental research to examine in more details on the individual employee factors and working environment factors at Vietnamese commercial banks such as incentive scheme, leadership, person – workplace fit and individual characteristics.

2. In the context of Vietnamese commercial banks, apart from the reasonable personnel selection, banks should focus on working environment building (including relationship orientation and organisational socialization) which support for employees’ positive attitude and behavior toward their bank brand through leadership,  internal communication, bank culture, work supporting regime and compensation & incentive policies.

3. Banks should increase the employee empowerment, support the direct manager – employee relationship, enhance the financial and operational capability, improve the bank rate and implement internal communication to increase the  impact of Employee Receptiveness on internal brand strength. The working environment factors should be individualized based on individual contribution to their banks. Execellent internal communication and highly ranking in the sector will make best for the need –supplies fit