Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 12/02/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Thủy, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học".
Thứ hai, ngày 12/01/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa)
Mã số:62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong khi các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu tác động đơn lẻ của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy:
 
(1)Luận án đã khẳng định các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp nhận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh các nhà nghiên cứu trên thế giới đang có tranh cãi mâu thuẫn về vai trò của đào tạo đại học với tiềm năng khởi sự kinh doanh. Các hoạt động như truyền cảm hứng, học môn học về khởi sự kinh doanh đều tác động tích cực tới hai khía cạnh của tiềm năng khởi sự kinh doanh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
 
(2) Luận án xác định và kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, bổ sung vào hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh đã được đề cập và kiểm định trong các nghiên cứu trước đây. Trong đó, thước đo cho mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh được phát triển mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính.
 
(3) Hai yếu tố riêng biệt trong lý thuyết có ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh là kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm kinh doanh thương mại trên thực tiễn nghiên cứu ở sinh viên Việt Nam lại là một thành phần đơn hướng.
 
(4) Trái với các nghiên cứu trước đây, kết quả luận án cho thấy ngành học không có tác động tới mong muốn KSKD.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Kết quả của luận án chỉ rõ mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, từ đó gợi mở một số hàm ý khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan quản lý vĩ mô kiểm soát các yếu tố này để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam
 
(1) Về phía các trường đại học: phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng tiềm năng khởi sự kinh doanh cho sinh viên. Nhà trường cần tổ chức và bảo trợ cho các hoạt động định hướng kinh doanh ngoài chương trình đào tạọ chính thức và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa kinh doanh; truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh cho sinh viên; đưa môn học khởi sự kinh doanh vào dạy trong các trường đại học; tăng cường tính ứng dụng, thực tiễn trong giảng dạy.
 
(2) Về phía các cơ quan quản lý vĩ mô: tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức trong xã hội và có các chương trình hoạt động quốc gia để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic:  Factors impact to university students’ entrepreneurship potential
Major: Business Administration (Faculty)
Code: 62.34.01.02
PhD Candidate: Nguyen Thu Thuy  
Instructor: Prof. Nguyen Ngoc Huyen, PhD
 
Theoretical contributions
 
This thesis examines the combined impact of emotional environmental factors and personal experiences to entrepreneurship potential of university students. This is a new approach since those factors have been studied separately in previous researches. The research findings add new academic contributions:
 
(1) The research has confirmed the impact of personal experiences especially experiences absorbed in higher educational institutions to entrepreneurship potential, while researchers are having continuous debates about the role of education to students entrepreneurship. Educational factors such as entrepreneurship inspiration, attending entrepreneurship courses positively impact to both 2 dimensions of entrepreneurship potential in Vietnamese students.
 
(2) The thesis identify a new factor - extra curricular activities which positively impact to student entrepreneurship potential, in addition to the other factors which have been tested in previous researches. Measure of the new factor was developed for this study based on results of qualitative research.
 
(3) Prior commercial activities and prior leadership activities are two separate factors in previous research, but in the context of this study, they are loading in one common factor.
 
(4) Inconsistent with some previous researches, academic major is not significantly correlated to perceived entrepreneurship desirability.
 
Practical implications:
 
The research findings identify the impact level of each factors to students entrepreneurship potential, thus imply some recommendations for higher educational institutions, policy makers to control those factors in order to encourage entrepreneurship potential of Vietnamese students. 
 
(1) Higher educational institutions: should recognize their important role in fostering students entrepreneurship potential. Universities should organize more entrepreneurship and business-related extra curricular activities and encourage students to participate in those activities; promote entrepreneurship inspiration activities; organize entrepreneurship courses; apply work integrated learning method in higher educational teaching and learning.
 
(2) Policy makers: should set up entrepreneurship promotion activities to change society entrepreneurship awareness, organize more national entrepreneurship programs to encourage student involving in entrepreneurship activities.