Nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Dung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/10/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thùy Dung, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội".
Thứ bảy, ngày 24/10/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thùy Dung
Người hướng dẫn: 1. TS. Phan Thị Thục Anh             2. TS. Đào Thị Thanh Lam
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Luận án đã chứng minh được sự phù hợp của việc vận dụng lý thuyết công bằng và mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldam (1980) trong đánh giá tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của giảng viên. 
 
(2) Luận án đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu mới và kiểm định mô hình này trong bối cảnh các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy đặc điểm công việc và một số khía cạnh công bằng trong tổ chức như sự công bằng của lãnh đạo trực tiếp, sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên... có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giảng viên.
 
(3) Luận án đã phát triển được thang đo cho biến “sự công bằng trong thái độ đối xử và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo” và đã chứng minh thang đo này có độ tin cậy cao, phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận án.
 
(4) Luận án đã tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ, giải thích cụ thể và có những phát hiện mới về mối quan hệ giữa các khía cạnh công bằng trong tổ chức và động lực làm việc của giảng viên. Việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu về các vấn đề kinh tế- xã hội mang tính nhạy cảm và khó đo lường như sự công bằng trong tổ chức và động lực làm việc làm tăng tính toàn diện, độ tin cậy và chiều sâu của các kết luận rút ra từ nghiên cứu. 
 
Những kết luận và đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
(1) Động lực làm việc của giảng viên bị tác động mạnh bởi các yếu tố thuộc môi trường làm việc trực tiếp của họ là đặc điểm công việc, môi trường làm việc tại khoa/bộ môn (sự công bằng của người lãnh đạo trực tiếp) và môi trường lớp học (sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên).
 
(2) Nghiên cứu động lực làm việc của giảng viên dưới góc nhìn công bằng cho thấy rõ hơn việc thực thi và hiệu quả của các chính sách quản lý tại các trường đại học hiện nay trên địa bàn Hà Nội.
 
(3) Các trường đại học cần quan tâm ngay từ đầu trong công tác tuyển dụng các ứng viên có tố chất nghề nghiệp. Giảng viên có tố chất nghề nghiệp có động lực làm việc nội tại nhiều hơn, từ đó có chất lượng giảng dạy tốt hơn.
 
(4) Các trường đại học cần đảm bảo lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ cấp khoa/bộ môn có đầy đủ  năng lực và đạo đức trong quản lý bởi điều này có ảnh hưởng đến sự công bằng trong thái độ đối xử và các quyết đinh quản lý của họ đối với giảng viên.
 
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Các nhà nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài này trong một số ngành đặc thù như y tế, an ninh…  để thấy rõ sự công bằng trong tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến hành vi và đạo đức nghề nghiệp của họ.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis topic: Factors affecting work motivation of the lectures of universities in Hanoi 
Major: Business Administration Code: 62.34.01.02
Student name: Nguyen Thuy Dung
Supervisors: 1. PhD. Phan Thi Thuc Anh   2. PhD. Đao Thi Thanh Lam
 
New contributions in academic theory
 
(1) The thesis has proved the appropriateness of the application of organizational justice theory and job characteristics model of Hackman and Oldam (1980) in the assessment of factors affecting lectures’ work motivation.
 
(2) The thesis has proposed a new research model and test this model in the context of universities in Hanoi. The results showed that job characteristics and some aspects in organization justice such as  the fairness of direct leaders and fairness in students’ attitude have positive impact on work motivation of lectures.
 
(3) The thesis has developed a new scale to measure "fairness in treating attitudes and social assessment for teacher job" and proved that this scale is reliable and valid in the research context of the thesis.
 
(4) The thesis has conducted additional qualitative research after having quantitative research results in order to clarify and explain the relationship between the justice aspects in organization and work motivation of lectures. The combination of different research methods when studying sensitive social and economic issues such as fairness in the organization and work motivation increase the comprehensiveness, reliability and depth of the conclusions from the research.
 
Conclusions and recommendations from the results of research
 
(1) Work motivation of lectures is strongly affected by direct work environmental factors such as job characteristics, working environment at the departments (fairness of the direct leaders) and classroom environment (fairness in treating attitude of students).
 
(2) Research on work motivation of lectures from the organizational justice perspective shows more clearly the implementation and effectiveness of management policy at the universities in Hanoi nowadays.
 
(3) The universities need to pay attention to the professional qualities of candidates from the beginning in the recruitment process. Lecturers that have professional qualities usually have higher intrinsic motivation to work since professional qualities are often associated with better teaching quality.
 
(4) The universities need to ensure the selection and appointment of department managerial staffs who have sufficient ability and ethics in management because this could affect the fairness in treating attitude and their managing decisions for lecturers.
 
Further research directions: The researchers may expand the scope of research on this topic in some other sectors such as health, security to see how organization justice influences their behavior and professional ethics.