Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Dũng bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 09/08/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam".
Thứ hai, ngày 09/07/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế     
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Dũng        
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng        2. TS. Đỗ Nhất Hoàng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án xây dựng khung lý thuyết về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và vận dụng vào điều kiện Việt Nam; đi sâu nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế đối chiếu thực trạng Việt Nam về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững qua các giai đoạn:

(1) Tác động FDI đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cần có điều kiện nhất định, phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế, sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, thể chế và các công cụ chính sách điều tiết, quản lý FDI hiệu quả... Bên cạnh những tác động tích cực, FDI tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu bền vững đối với nước tiếp nhận. 

(2) Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước; thực trạng đóng góp của FDI với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995-2017, luận án đánh giá thông qua hệ thống chỉ số gồm: tỷ trọng đóng góp trong tổng đầu tư; tỷ trọng đóng góp trong GDP; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tỷ lệ loại hình doanh nghiệp; chất lượng công nghệ chuyển giao; tỷ trọng xuất nhập khẩu cho thấy FDI tại Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

(3) Sử dụng phương pháp OLS, mô hình đánh giá tác động của FDI đến GDP, đầu tư trong nước và xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2017. Kết quả cho thấy: khi xem xét trong tương quan đa biến, FDI tác động tới GDP thông qua kim ngạch xuất khẩu; FDI có tương quan tích cực với GDP, đầu tư trong nước và kim ngạch xuất khẩu khi xem xét tương quan riêng rẽ với từng chỉ tiêu; tham chiếu với một số chỉ số đề xuất của luận án cho thấy, FDI chưa đạt được kỳ vọng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

(4) Chất lượng FDI những năm gần đây được cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa đạt ngưỡng bền vững theo kinh nghiệm quốc tế như chưa bảo đảm ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì, phát triển bền vững các yếu tố như vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên, tăng năng suất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, hay nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp; chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế hiệu quả, nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh, tính bền vững của sản phẩm, thúc đẩy sự tham gia, thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, các khâu sản xuất có giá trị gia tăng cao; cũng như tác động lan tỏa của FDI đến phần còn lại của nền kinh tế...

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án khẳng định, FDI là một phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn 1988-2017. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trong so sánh với một số nước, cũng như khi so sánh tương quan đóng góp giữa các khu vực kinh tế, FDI đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng kỳ vọng của mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Để bảo đảm FDI phát huy tốt lợi thế, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần sẵn sàng những điều kiện nhất định.

Luận án đề xuất một số giải pháp gắn FDI với mục tiêu PTKT bền vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035: (1) Xây dựng và sớm triển khai Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới ; (2) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; (3) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và công khai quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc; (4) Tập trung phát triển hạ tầng các đặc khu kinh tế, vùng, địa phương có lợi thế so sánh tạo điều kiện hỗ trợ FDI hoạt động hiệu quả; (5) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quả lý nhà nước; (6) Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (7) Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư và phát huy vai trò cầu nối, tư vấn của các hiệp hội, các tổ chức dịch vụ hỗ trợ FDI, tập trung chọn lọc FDI chất lượng cao.

Luận án là căn cứ khoa học để đánh giá FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và các nước có điều kiện tương tự, là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý hiểu rõ định hướng, xây dựng chiến lược, hoàn thiện chính sách gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Các chỉ số đề xuất là cơ sở tham chiếu trong đánh giá sự thành công của chính sách và thực trạng FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong từng giai đoạn, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện bộ chỉ số ở các nghiên cứu tiếp theo.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title:  Foreign direct investment with the Vietnam’ s objective of sustainable economic development
Major: International Economics         
PhD candidate: Nguyen Tien Dung 
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thuong Lang        2. Dr. Do Nhat Hoang

New contributions in term of education and theory

The dissertation builds the theoretical framework for FDI with the objective of sustainable economic development and applies to the Vietnam’s condition; To summarize and study in depth the international experience comparing the current situation in Vietnam for FDI with objectives of sustainable economic development through the periods:

( 1 ) The impact of FDI on the objective of sustainable economic development is conditional, depending on the level of economic development, availability of infrastructure, human resources - especially highly quality human resources, institution and regulatory policy instruments, effective FDI management. Besides the positive effects, FDI potential risk of unsustainable for the Host Country Economic.

( 2 ) Through study experience in some countries; Actual contribution of FDI to Vietnam’s economic development objective in the period 1995-2017, the dissertation assesses through indicator system, including: contribution ratio in total investment; share of GDP; efficient use of capital; type of enterprise; quality of the transfer technology; proportion of imports and exports shows that FDI in Vietnam does not fully meet the objective of sustainable economic development.

( 3 ) Using OLS methodology, the model assessing the impact of FDI on GDP, domestic investment and export of Vietnam in the period 1995-2017. The result show that: consider in correlation multivariate relative, effect FDI to GDP through exports; FDI has positive correlation with GDP, domestic investment and export when considering separately correlated with each indicator; comparring with some of the proposed indicators of the dissertation indicates that although FDI has not reached the expectation of Vietnams objective of sustainable economic development, but still plays an important role for the economy.

( 4 ) The dissertation also shows that the quality of FDI in recent years has significantly improved, but has not reached the proposed sustainable level according to international experience, such as not stabilizing the major balances of the economy, maintaining and developing sustainably the factors such as capital, labor, technology, resources, increased productivity, efficiency in using resources, or increasing contribution of the TFP; transferring effectively model and structure economic, enhancing quality, competitiveness, sustainability of the products, promoting participation, penetration into the global value chain, high value added; as well as the spillover effects of FDI on the rest of the economy…

New findings and recommendations taken from the research and investigation of the doctoral dissertation

The dissertation affirmed that FDI is an important part of the economy, contributing to the country’s reform and development in the period 1988-2017. However, the overall assessment in comparison with some countries, as well as the comparison between the contribution of economic sectors, FDI is not really sustainable, contributing not corresponding to potential, not meet the goal of sustainable economic development. In order to ensure that FDI is linked to the goal of sustainable economic development, Vietnam should be ready for certain conditions.

The dissertation proposes some solutions to link FDI to Vietnams sustainable economic development goals by 2025, vision 2035: (1) To construct and deploy as soon as possible the new generation FDI strategy; (2) To amend, supplement and perfect the system of legal documents; (3) To amend, supplement, finalize and publicize the plan with scientific and practical basis; (4) To focus on infrastructure development of special economic zones, regions and localities with comparative advantage to facilitate effective FDI; (5) Continue reforming administrative procedures , improving state management efficiency; (6) To attach importance to investment in the development of high-quality human resources; (7) To renovate modes, raise the quality and efficiency of advocacy and investment promotion, and promote the role of associations and organizations providing FDI support service, select carefully high quality FDI.

The dissertation is a scientific basis for evaluating FDI with the objective of sustainable economic development of Vietnam and other countries with similar conditions, which is the scientific basis to help managers understand the orientation and formulate strategies, complete the policy to link FDI to Vietnam’s objective of sustainable economic development by 2025, vision to 2035. The proposed indicators are the basis for the assessment of the success of the policy and the practice of FDI with the goal of sustainable economic development in each period, poses the requirements to continue research to complete the indicators in the next study.