Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 29/08/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tuấn Anh, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030".
Thứ hai, ngày 29/08/2016

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phan Thị Nhiệm   2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Luận án đã thảo luận các quan điểm về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đào tạo ở nước ngoài bằng  ngân sách nhà nước (NSNN).Về định hướng đào tạo, luận án nhấn mạnh đến cơ cấu đào tạo nhằm hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội; về định hướng sử dụng, quan điểm luận án hướng tới tính hiệu quả cao đối với đội ngũ cán bộ này sau khi về nước. Đây là những nội dung có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến thúc đẩy xây dựng và phát triển bền vững tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước nói chung, đội ngũ cán bộ KHKT nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, hội nhập quốc tế.   

2. Luận án xác định hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN theo quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Theo đó: về đào tạo, nhấn mạnh yếu tố nhu cầu xã hội đối với bộ phận vốn nhân lực chất lượng cao; về sử dụng, nhấn mạnh đến các chính sách sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng đối với người học trở về (những vấn đề này các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới).

3. Luận án phân tích, đánh giá các chiều hướng, kích cỡ, mức độ và mối tương quan của các nhân tố tác động để đưa ra bằng chứng khách quan và tin cậy liên quan đến định hướng quy mô, cơ cấu đối tượng, ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo và việc sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của những năm vừa qua. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Dựa trên nội dung kinh tế học về nguồn vốn con người và kết quả nghiên cứu tình huống (thông qua phân tích Đề án đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN - gọi tắt là Đề án 322/356), chứng minh sự cần thiết khách quan và lợi ích đạt được của việc gửi cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của nước ta trong thời gian vừa qua và những năm sắp tới.

2. Luận án xác định được 03 nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự hài lòng của người học với chương trình  học bổng (thuận lợi trong cuộc sống ở nước ngoài; thuận lợi khi xin học bổng và thuận lợi trong quá trình học tập); 03 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi học tiếp của người học (tài chính, sự phù hợp của ngành học với công việc và sự hỗ trợ của chương trình); 02 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quay về nước sau khi tốt nghiệp (công việc phù hợp với chuyên môn và cơ hội học tập, nghiên cứu cao hơn).

3. Trên cơ sở phân tích kết quả đạt được trong những năm vừa qua; xu hướng phát triển KHKT, ngành nghề trong nước và quốc tế, dự báo nhu cầu cán bộ KHKT trong những năm tới, luận án đã xác định 05 quan điểm làm cơ sở cho định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh việc gắn chặt với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng cán bộ tốt nghiệp.

4. Tính toán dựa trên Chiến lược kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành/lĩnh vực và kinh nghiệm quốc tế, luận án đã xác định nhu cầu số lượng, đối tượng, ngành nghề, trình độ cán bộ KHKT cần được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030, từ đó đề xuất định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030 dựa trên quan điểm khắc phục những hạn chế, bất hợp lý về đối tượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo, sử dụng người tốt nghiệp trong định hướng của giai đoạn trước và đáp ứng được nhu cầu xã hội trong giai đoạn tới.

5. Để thực hiện được định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN cho giai đoạn đến 2030, luận án đã nhấn mạnh đến các giải pháp tăng cường công tác định hướng ngành nghề, quốc gia gửi đi đào tạo và chuẩn bị các tiền đề cho việc đi học nước ngoài; nâng cao mức độ hài lòng của người học; hoàn thiện chính sách liên quan đến thu hút, sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng cán bộ tốt nghiệp.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------


CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Title: The orientation of training scientific and technical staff in oversea institutions funded by the State Budget and employing the returnees after graduation towards 2030
Thesis Topic: Development Economics Code:  62310105
PhD Candidate:  Nguyễn Tuấn Anh
Supervisors: 1. Ass.Prof. Dr. Phan Thị Nhiệm   2. Ass.Prof. Dr. Nguyễn Thị Minh

New academic and argument contributions:

1. This thesis has discussed about viewpoints on orientations of training technical scientific officials funded by the state budget and employing the returnees after graduation. With regard to training orientation, this thesis focuses on building a training structure that matches society’s demands; In regard to employment orientation, this thesis pays extra attention to looking for a highly effective usage of these officials after they return. The content is meaningful and directly related to the establishment and substantial development of our country’s science and technology potential in general, and the technical scientific human resources in particular in the background of globalization, international competition and integration. 

2. This thesis determines a system of factors that affect the orientation of training technical scientific officials funded by the state budget and the employment of these staff members on the basic of the society’s demands. As mentioned, the thesis emphasizes the influence of the human resource demands of the society on the training orientation. With the employment, the factor that has the most fundamental effect is the policies of employment, treatment and utility of the returning officials (these issues have not been mentioned in previous research).

3. This thesis analyzes and evaluates carefully the dimensions, levels and correlation of the factors that have an impact on all of the aspects of the orientation of the overseas training as well as the employment of technical scientific officials who are trained abroad in order to propose objective and reliable conclusions.

New proposals made from the research results:

1. On account of the economic content of human being source and the result of situation research (through analyzing the Project of training the technical scientific official abroad funded by the State Budget- shortly called as Project 322/356), the thesis gives evidence for the objective necessity and the benefits gained from training abroad.

2. This Thesis has determined 3 factors that affect the learners’ satisfaction in scholarship programs (convenience in the life abroad; convenience in applying for scholarships and convenience during the study process); 3 factors that affect the learners’ decision to continue studying (finance, suitability of studies to their work and program support); 2 factors that affect the learners’ decision to return to their country after the graduation (work suitability to their profession and chances of further study and research).

3. According to the analysis of results obtained during the past few years, the trend in technical scientific development, domestic and abroad sectors and the predictions of demands on technical scientific officials in the forthcoming years, this thesis has determined 5 viewpoints to make the basis for orientating the training and employment of technical scientific. The orientation needs to take into consideration the consistency to the Strategy of human resource development and employment demand for graduated officials.

4. By calculating the basis of the socio-economic strategy, the plan of human resource development of each field this thesis has determined the demanded amount, the training sectors and the qualifications required of technical scientific officials up to the year 2030. Accordingly, this thesis has proposed the orientation of training and employing the technical scientific officials trained abroad using the State Budget until 2030. The orientation should be implemented under the viewpoints of overcoming all limits and illegality of objects, scale, sector structure, qualifications, training countries and employment of graduated officials during the previous orienting performance, on top of satisfying society’s demands in future.

5. In order to implement this training orientation, this Thesis has strongly concentrated on enhancing the orientation of sectors and training countries and preparing the premises for studying abroad, raising the learners’ satisfaction and completing the policies that are relevant to graduated personnel.