Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Dũng bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 30/01/2018 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tuấn Dũng, chuyên ngành Kinh tế đầu tư, với đề tài "Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)".
Thứ bảy, ngày 30/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)”.
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư                   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Dũng               
Người hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp về học thuật và lý luận:

- Luận án đã phân tích rõ đặc điểm của dự án tái định cư thủy điện bao gồm: (1) hoạt động tái định cư diễn ra ở những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn; (2) số lượng di dân lớn; (3) thành phần di dân đa dạng về các thành phần dân tộc; (4) mức độ thay đổi về môi trường sống nhanh. Đồng thời, nghiên cứu đã thiết lập chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác tái định cư và làm rõ ảnh hưởng của chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư.

- Từ góc độ người dân chịu ảnh hưởng của hoạt động di dân, tái định cư, luận án đã phát triển được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của năm chính sách chính đến kết quả công tác tái định cư cho các dự án tái định cư thủy điện, bao gồm (1) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) chính sách cho vay vốn; (4) chính sách đầu tư đào tạo nghề và (5) chính sách đất đai.

Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
   
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chính sách có ảnh hưởng lớn nhất tới công tác tái định cư dự án thủy điện là chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, tiếp theo là chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và cuối cùng là chính sách cho vay vốn.

- Bằng các nghiên cứu định tính, nghiên cứu cũng cho thấy các chính sách đầu tư đào tạo nghề, chính sách đất đai không được thực hiện tốt thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công tác tái định cư.

- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số gợi ý gồm bảy nhóm giải pháp chính cho việc hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc bao gồm: (1) phát huy hiệu quả và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) duy trì hiệu quả và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) hoàn thiện chính sách cho vay vốn; (4) hoàn thiện chính sách đầu tư đào tạo nghề; (5) hoàn thiện các chính sách về đất đai; (6) nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch và kết hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư và (7) nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------



THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: “Investment policy for socio-economic development of resettlement areas in Northern mountain hydropower projects: A case study of Son La hydropower project”.
Major:  Economics of Investment                
PhD student: Nguyen Tuan Dung                
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong
Training institution: National Economics University

Academic and theoretical contributions:

- The thesis has analyzed succinctly characteristics of socio-economic development investment of the resettlement areas of the hydropower project including: (1) resettlement activity taking place in areas with harsh natural conditions; (2) the areas have a large number of immigrants; (3) the areas have diverse composition of ethnic groups; (4) the areas exprience rapid change of habitat. Besides, the thesis also established indicators to assess the results of resettlement and clarified the impact of investment policy for socio-economic development on resettlement results.

- From the perspective of people affected by migration and resettlement activities, the study has developed a model evaluating the impact of the five main policies on resettlement results for hydropower resettlement projects, including: (1) investment policy for the development of production infrastructure; (2) investment policy for the development of social infrastructure; (3) lending policy; (4) investment policy for vocational training; (5) land policies.

New contributions from the research:


- The study has shown the greatest impact on the resettlement of hydropower project is the investment policy for the development of production infrastructure, the second one is investment policy for the development of social infrastructure and the last one is the lending policy.

- By qualitative researches, the study has also shown that the policies for investment of vocational training and land policies that were not well- implemented had negative effect on the results of resettlement.

- From the research results, the thesis has given some specific suggestions that were seven main solutions for the improvement of investment policies toward socio-economic development in resettlement areas of hydropower projects in the Northern mountainous region, including: (1) promote effectiveness and complete investment policies for development of production infrastructure; (2) maintain efficiency and enhance investment policies for social infrastructure development; (3) improve lending policy; (4) improve the vocational training investment policy; (5) improve land policies; (6) enhance the quality of planning and implementation of planning and investment plans for socio-economic development in resettlement areas and (7) enhance the efficiency of mobilizing capital for deployment of socio-economic development projects in resettlement areas.