Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hồi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 18/08/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Hồi, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 18/08/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hồi
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Thị Anh Vân 2. PGS.TS Nguyễn Khắc Bình

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 


Luận án đã góp phần bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết cho nghiên cứu về chính sách TGXH trong CSSKTT trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước về vấn đề này: (1) Xây dựng cây mục tiêu của chính sách TGXH trong CSSKTT, theo đó, cây mục tiêu đã xác định mục tiêu tổng thể và ủa 05 mục tiêu bộ phận của chính sách TGXH trong CSSKTT; (2) Xây dựng bộ tiêu chí cụ thể đánh giá chính sách TGXH trong CSSKTT dựa trên việc phát triển 03 nhóm tiêu chí cơ bản thường được sử dụng trong đánh giá chính sách (gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, sự phù hợp); (3) Phân tích làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách TGXH trong CSSKTT, theo đó, quá trình chính sách chịu tác động của nhiều nhóm nhân tố như: Nhóm nhân tố thuộc về các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần; Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách; Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước; Nhóm nhân tố thuộc về môi trường của chính sách.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 cho thấy:

1. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống ngày một phát triển, nhưng cũng kéo theo đó là số lượng người mắc các vấn đề về SKTT ngày một lớn (cả ở nông thôn và thành thị). Do đó, đẩy mạnh các chính sách TGXH trong CSSKTT là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Đảng và Nhà nước trong hiện tại và tương lai.

2. Chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam thời gian qua đã nhận được sự quan tâm sát sao từ Nhà nước, nhiều chính sách được cập nhật, bổ sung. Kết quả đạt được của chính sách có tác động tốt đến đời sống vật chất, tinh thần của những đối tượng thụ hưởng chính sách.

3. Quá trình thực thi chính sách trên thực tế đã và đang bộc lộc những hạn chế nhất định:

Những hạn chế thuộc về thực thi các bộ phận của chính sách TGXH trong CSSKTT bao gồm: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách còn hạn chế; độ bao phủ của chính sách còn thấp; công tác kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chính sách chưa được chú trọng đúng mức;...

Bên cạnh đó còn những hạn chế liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách như: Thể chế, pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước đối với phát triển ASXH nói chung, CSSKTT nói riêng còn chưa được hoàn thiện; nguồn tài chính cho thực hiện chính sách còn hạn hẹp; nhân lực của bộ máy thực thi chính sách còn thiếu và chất lượng thấp; sự tham gia của các lực lượng xã hội, phi chính phủ còn hạn chế;...

Những hạn chế đó đã và đang ảnh hưởng  tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách. Từ thực tế đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam, bao gồm: 05 nhóm giải pháp đề xuất hoàn thiện 05 bộ phận của chính sách TGXH trong CSSKTT và 01 nhóm giải pháp đề cập đến những vấn đề có liên quan mật thiết đối với chính sách TGXH trong CSSKTT.

4. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện thành công hơn chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam, trong đó, nổi bật nhất là:

(i) Về mô hình chính sách: Chính sách TGXH nên chia các cấp độ phủ khác nhau, gồm phủ toàn dân ở một số mảng, cho một số đối tượng; phủ cho đối tượng có tham gia lao động ở một số mảng; và chỉ phủ cho đối tượng chính sách ở một số mảng.

(ii) Về hệ thống CSSKTT: Nên xây dựng một hệ thống mô hình chăm sóc cho người có vấn đề về SKTT và gia đình họ; từ đó, phát triển các chính sách, chương trình, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của từng hợp phần trong hệ thống lớn.

(iii) Về phạm vi của chính sách: Chính sách TGXH phải dựa vào cộng đồng và triển khai ở cộng đồng, thông qua nhiều kênh, gồm có kênh chăm sóc sức khỏe ban đầu, kênh trường học, hệ thống hành pháp - tư pháp, các tổ chức lao động, các tổ chức tôn giáo - xã hội, và các trung tâm cộng đồng.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Social assistance policy for the mental health care in Vietnam 
Major: Management Science          Code :62.34.04.10
PhD Student: Nguyen Van Hoi
Instructor: 1. Assoc. Prof. Dr Le Thi Anh Van                  2. Assoc. Prof. Dr Nguyen Khac Binh

Theoretical and academic new contributions

The thesis has contributed and completed a thereotical research frame of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam on the ground of the overview of previous researches about this issue: (1) Building the target tree of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam. Hence, the target tree specifies not only the general goal but also 5 target components of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam; (2) Building a set of particular criteria for assessing the social assistance policy for the mental health care in Vietnam, based on developing 03 groups of basic criteria which frequently used in policy assessment including: validity, effectiveness and comformity; (3) Analysis to clarify influencing factors of the social assistance policy in the mental health care in Vietnam, hence, there are many groups of factors affecting to the policy such as: Factors of participant providers of mental health care services; factors of the policy beneficiaries; Factors of the government management agencies; factors of the policy environment. 

Conclusions and suggestions from the research results

Research results of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam in the period 2011-2015 show that:

1. On the road of industrialization and modernization, the living standard in Vietnam has more and more developed but number of people with mental illness become larger in both city and rural area as well. Therefore, promotion of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam is an urgent requirement for the Party and the State at present and in the future. 

2. The social assistance policy for the mental health care in Vietnam in recent time has received the close concern of the Government. In addition, many policies are being modified, updated. Their achievements impacts on the material and spiritual life of the policy beneficiaries as well. 

3. The implementation of the policy is actually exposed some certain restrictions:  

The restrictions in implementating component policies of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam including: policy propaganda and popularization are limited; Inspection, adjustment and assessment of the policy have not been focused properly; 

In addition, many other restrictions relating to the direct influencing factors of the policy implementation such as: Institutions, law, policy and regulations of the Government for developing social security in general and the mental health care in vietnam in particular have been not completed; Finance for the policy implementation is limited; human resource and its quality for the policy implementation mechanism is lacked; the participation of social forces and NGOs is limited; ...

Those restrictions have been influencing negatively to the implementation of the policy goal. From that reality, the thesis has suggested some contributive solutions to complete the social assistance policy for the mental health care in Vietnam, including: 05 groups of suggested solutions for completing 05 components of the the social assistance policy for the mental health care in Vietnam and one group of solutions for the closely related issues of the social assistance policy for the mental health care in Vietnam.   

4. The thesis raises some recommendations to implement successfully the social assistance policy for the mental health care in Vietnam, especially:

(i) Policy model: the social assistance policy should be divided into different coverage levels including the whole people coverage in some areas, for some subjects; coverage of the subjects joining in employment in some areas; and the limited coverage of policy subjects in some areas; 

(ii) System of the mental health care: It is necessary to build a systematic care model for people with mental health problems and their family; from that, developing policy, program and services to meet demands of all component parts in the general system.

(iii) The policy scale: The social assistance policy must be based on and developed in the community, via many channels including the primary health care, schools, executive-judicial systems, labour organizations, religion groups and community centers.