Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 31/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Thắng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội".
Thứ ba, ngày 30/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)        
Mã số:  62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thắng
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lê Du Phong

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã góp phần xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất. Cụ thể là: Trên cơ sở tổng hợp khái niệm việc làm và khái niệm chính sách công nói chung, luận án đưa ra khái niệm chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất; xây dựng cây mục tiêu và một số tiêu chí để đánh giá chính sách, xác định các chính sách bộ phận quan trọng nhất của chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đât. Luận án đã chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Qua kết quả nghiên cứu, luận án thấy rằng:

(i) Thanh niên nông thôn phần lớn chưa được đào tạo nghề, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp hơn so với thanh niên đô thị nên cơ hội tiếp cận việc làm của họ sau khi bị thu hồi đất là rất hạn chế và chưa bền vững, nhất là khả năng tìm việc làm có thu nhập cao trong khu vực công nghiệp, do vậy cần tập trung vào chính sách đào tạo nghề;

(ii) Thanh niên nông thôn có quy mô lớn trong lực lượng lao động, do đó cần phát triển mô hình kinh tế tạo nhiều việc làm tại chỗ như phát triển các doanh nghiệp và làng nghề. Cơ cấu việc làm theo giới tính của thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất cũng cho thấy nữ giới khó tìm được việc làm hơn nam giới, do vậy cần có một số ưu tiên, hỗ trợ cho lao động nữ để dễ dàng tìm kiếm việc hơn, khuyến khích lao động nữ tham gia vào lớp học nghề với các nghề phù hợp như dệt may, nghề thủ công, đan lát…

(iii) Thanh niên nông thôn cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và Đoàn thanh niên để khắc phục vị thế thấp trên thị trường lao động, do vậy cần có các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, hỗ trợ vay vốn để học nghề và phát triển sản xuất trong quá trình tìm và tự tạo việc làm, đồng thời cần xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, chẳng hạn Quỹ việc làm do Đoàn Thanh niên quản lý vận hành, mô hình làng thanh niên, trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thanh niên;

(iv) Phát triển doanh nghiệp và làng nghề là một giải pháp khả thi để GQVL cho thanh niên nông thôn vì Hà Nội là nơi có khả năng phát triển các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ; đồng thời Hà Nội cũng có nhiều làng nghề truyển thống, nhưng với thực trạng hiện nay để bảo đảm hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch văn hóa.

Luận án đề xuất hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội theo các định hướng: Nhà nước hỗ trợ nhưng thanh niên chủ động tìm và tự tạo việc làm; tạo việc làm tại chỗ trong khu vực phi nông nghiệp, nhất là ngoại thành và các vùng mới sáp nhập vào Hà Nội; hướng tới việc làm bền vững và có chất lượng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên. Các giải pháp được đề xuất dựa trên phân tích thực thực trạng và nguyên nhân, tác động lên cả cung và cầu việc làm trên thị trường nhưng cũng cần phải điều chỉnh sao cho hài hòa và hướng tới đối tượng thanh niên nông thôn nhiều hơn, đồng thời luận án kiến nghị các điều kiện thực hiện để các giải pháp được nêu trở nên khả thi hơn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Subject of the dissertation: Employment policy for rural youth in the land eviction area of Hanoi
Major: Economic Management;
Code: 62.34.01.01
PhD student: Nguyen Van Thang
Instructor: Prof. Dr. Sc. Le Du Phong

New theoretical contributions

The dissertation contributes to building a theoretical framework for studying employment policies for rural youth in the land eviction area. Specifically, the new theoretical contribution is: Based on combining the concept of work and the concept of public policy in general, the dissertation introduces the concept of employment policies for rural youth in the land eviction area and setting up target tree and a number of criteria to evaluate policies, determine the most important partitive policies of the employment policies for rural youth in the land eviction area. The dissertation shows 4 basic factors affecting employment policies for youth in the land eviction area, including factors such as politic- legality, economy, society-culture, globalization and international economic integration.
These findings, new proposals are drawn from the results of the research

Through the result of the research, the dissertation shows that:

(i) the majority of rural youth have not been vocational trained, education background and profession are lower than those of urban youth so that their accessing to employment opportunities after land eviction is very limited and not sustainable, especially the ability to find high-income jobs in the industrial sector, should therefore focus on vocational training;

(ii) Rural Youth scale is large in the labor force, hence it is necessary to develop an economic model in place to create more jobs such as developing businesses and villages. Structure of employment by gender of rural youth in the land eviction area also shows that women have more difficulties finding work than men, so some priorities, support for female employees is needed to look for jobs more easily, encourage female labor to participate in vocational classes with the appropriate job as textiles, handicrafts, weaving ...

(iii) rural Youth should have the support of the State, to Youth overcome the low position on the labor market, so there should be compensation, support policies when the land is evicted, loan support to apprentices and production development in the process of finding and self-employment, also need to build and develop the forms of association, collaboration with Youth organizations, such as the Fund managed by the Youth Union operation model village youth, vocational training centers, youth employment introduction;

(iv) Development of villages is a feasible solution to job creation for rural youth, as Hanoi is home of many traditional villages, but with the current situation, in order to ensure economic efficiency, the need to invest, modernize, improve product quality, support trade promotion and develope villages associated with the development of cultural tourism is obvious.

The dissertation proposes building and perfecting the system of employment policies for rural youth in the land eviction areas of Hanoi following these orientations: State supports but youth actively seek jobs and self-employment; create jobs in place in the agricultural sector of the rural districts and regions merged into Hanoi; jobs have to be ensured sustainability, enhance physical and mental of youth.
The proposed solution is not only based on analysis of the current situation and the causes, effects on both supply and demand on the employment market but also need to be adjusted harmony and target rural youth more , to create the conditions for the solutions becoming more viable, which is to improve the capacity and responsibility of officials in the government apparatus, to raise awareness of rural youth themselves, coordinate authorities with businesses and organizations especially youth Union, ensure sufficient investment resources for youth employment land eviction