Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/11/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình tham số trong ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 26/10/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình tham số trong ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Văn Thứ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới của luận án 
 
1. Luận án đã hệ thống hóa được các phương pháp tham số căn bản trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất.
 
2. Trên cơ sở số liệu thực nghiệm của Việt Nam, luận án đã tiến hành sử dụng các phương pháp tham số: Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA), đường biên sản xuất chung (Meta-frontier) và phương pháp hệ số biến đổi ngẫu nhiên (SVFA), vào việc ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của ngành Dệt may- Da giày nói riêng. Từ đó, luận án có các phân tích so sánh giữa các phương pháp.
 
3. Luận án đã xây dựng được các mô hình thực nghiệm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Bao gồm các yếu tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp (Loại hình sở hữu; Quy mô; Vùng miền; Nằm trong khu công nghiệp-khu chế xuất; Tham gia thương mại Quốc tế) và các yếu tố thuộc thể chế môi trường kinh doanh (Gia nhập thị trường; Hỗ trợ doanh nghiệp)
Những phát hiện, đề xuất rút ra được từ kết quả nghiên cứu
 
1. Trong số các phương pháp tham số đã được phân tích trong luận án thì kết quả ước lượng bằng phương pháp SVFA là ưu việt hơn cả. Kết quả ước lượng bằng phương pháp này đã loại bỏ giả định các doanh nghiệp có cùng tham số công nghệ, các hệ số của hàm sản xuất biên được ước lượng cho từng doanh nghiệp và không còn các giả định về phân phối của nhiễu thống kê. Do đó, các kết quả tính toán về hiệu quả và năng suất bằng phương pháp này sẽ chính xác hơn.
 
2. Phát hiện về thực nghiệm cho thấy:
 
Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 còn thấp, dư địa về hiệu quả kỹ thuật còn nhiều. Tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp trung bình của các doanh nghiệp chưa cao. Tồn tại khoảng cách lớn về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp và đó là lý do chính cho sự khác biệt về năng suất giữa các doanh nghiệp. Sự thay đổi khoảng cách công nghệ đang suy giảm cho thấy khoảng cách công nghệ giữa các doanh nghiệp ngày càng rộng và sự suy giảm đó là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng TFP.
 
Các nhân tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp đều có tác động lên TE. Đặc biệt, đối với nhóm nhân tố thuộc thể chế môi trường kinh doanh thì cả hai nhân tố “Gia nhập thị trường” và “Hỗ trợ doanh nghiệp” có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp.
 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: Parametric models in estimating the efficiency and productivity of Vietnamese firms
Major: Mathematical economics
PhD Candidate: Nguyen Van
Advisor: Assoc. Prof. Dr. Ngo Van Thu 
Training institution: National Economics University
New contributions of the thesis
 
1. The thesis has systematized the basic parameter methods in estimating technical efficiency and productivity.
 
2. Based on the experimental data of Vietnam GSO enterprise survey data, the thesis used several parametric methods: Stochastic frontier analysis (SFA), Meta-frontier analysis and Stochastic varying coefficients frontier analysis (SVFA), to estimate the productivity efficiency of Vietnamese firms in general and the textile garment and footwear industry in particular. Therefore, the thesis has a comparative analysis between the methods.
 
3. The thesis has built empirical models to evaluate the factors affecting technical efficiency. Including factors of the characteristics of the firm (ownership type of firm, firm size, region of firm, firm located in industrial zone or export processing zone, international trade participation of firm) and the group of business environment institutions factors (Joining market; Supporting firm)
 
The findings and recommendations drawn from the research results
 
1. Among the parameter methods analyzed in the thesis, the estimation results by the SVFA method are the most preeminent. The estimation by this method removed the assumption all firms that have the same technological parameters in each period, the response coefficients of product frontier are estimated for each firm and there is no assumption about distributional of statistical noise. Therefore, the efficiency and productivity calculated by this method will be more accurate.
 
2. Experimental findings show that: 
 
The technical efficiency of Vietnamese firms in the period of 2012-2016 is low, there is plenty of room for technical efficiency. The average growth of total factor productivity is not high. There is a large technological gap among Vietnamese firms, which is the main reason for the difference in productivity of firms. The technology gap change is declining showing that the technology gap between firms is getting bigger and that decline is the reason for being constrained to TFP growth.
 
All characteristic factors of firms affect TE. Especially, in term of the factors belonging to the business environment institution, both the factors "Joining market" and "Supporting firm" positively affect the technical efficiency of firms.