Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 27/06/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Việt Dũng, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái".
Thứ hai, ngày 27/06/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Dũng

Người hướng dẫn:  1. PGS.TS. Lê Hùng Sơn 2. TS. Cao Thị Ý Nhi

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

Thứ nhất,Trên cơ sở phát hiện những đặc điểm riêng của thành phố cửakhẩu, luận án tiếp cận vấn đề huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của địa phương.Ngoài các nguồn lực truyền thống từ khu vực nhà nước, luận án lập luận và phân tích chi tiết về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và nước ngoài. Những nhận định về tính hai mặt của việc huy động nguồn lực này là cơ sở để luận án phân tích vấn đề thực tiễn tại địa phương - thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Thứ hai, Luận án đã phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phố cửa khẩu, biên giớinói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng, cụ thể làhoạt động thương mại biên giới, cảng biển; xuất nhập khẩu và du lịch; thanh toán biên mậu; chính sách vềkinh tế, đối ngoại của các nước có chung đường biên giới là các nhân tố chính ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính. 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, với kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã chỉ ra tại địa bàn thành phố Móng Cái, nguồn lực ngân sách nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong đầu tư hạ tầng; nguồn lực từ khu vực tư nhân chưa được khai thác hiệu quả;đầu tư hạ tầng kinh tế xã hộicó mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch càng phát triển thì lại càng tạo sức hút để thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, Luận án cho rằng thành phố Móng Cái nên thực hiện các giải pháp sau để có thể nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội:

(1)Tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân thông qua hình thức hợp tác công tư để đầu tư hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng về thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch;

(2) Tập trung lập, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị đảm bảo tầm nhìn dài hạn làm nền tảng để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân;

(3) Đổi mới thể chế, bộ máy hành chính của Móng Cái theo hướng trở thành một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, có thể chế vượt trội theo hướng hiện đại với bộ máy quản lý tinh gọn, được phân cấp, thẩm quyền lớn hơn trong quyết định các vấn đề về thu hút đầu tư, thương mại, du lịch;

(4) Phân cấp để lại 100% nguồn thu từ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên địa bàn trong 10 năm cho ngân sách địa phương và được phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng động lực;

(5) Nên thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái để hoạt động huy động nguồn lực tài chính được chủ động, tập trung, chuyên nghiệp và quản lý, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Mobilizing financial resources for investment in socio-economic infrastructure in MongCai international border gate  city
Major: Finance - Banking Major code: 62340201
Full name of PhDcandidate: Nguyen Viet Dung
Supervisor 1: Assoc.Prof.Dr. Le Hung Son Supervisor 2: Dr. Cao Thi Y Nhi

New contributions on academics and theory

Firstly, based on the findings of specific characteristics that are present at the border gate city, this thesis approaches the issue of mobilizing financial resources towards investment in social and economic infrastructures that are in favour of local particularities. In addition to traditional public sector resources, this thesis argues and analyses in detail the mobilization of financial resources from the private sector and abroad. The comments that are being raised regarding the duality of this resource mobilization is the basis for the thesis analysis, which is made explicit through the local case of Mong Cai international border gate city. 

Secondly, this thesis analyses the impact of multiple factors affecting the specific characteristic of the border in general and, in particular, Mong Cai international border gate city. The factors affecting financial resource mobilization are mainly trade activities with other world sea ports; export and tourism; cross-border payments; economic policy and external border-country relations.

New conclusions and recommendations drawn from the research outcomes

Firstly, based on the research outcomes, this thesis points out that state budget resources still play a dominant role in Mong Cai city when it comes to infrastructure investment. Whereas private sector resources stay untapped. There is a tight socio-economic connection between infrastructure investments and import-export activities and tourism; the more activity and tourism grow, the more infrastructure investors will be interested in donating.

Secondly, based on the research outcomes, this thesis suggests the following measures in order to improve and increase financial resource mobilization benefitting socio-economic infrastructure investments: (1) enhance the mobilization of effective financial private sector resources by means of public-private partnerships, especially in the following infrastructure projects: trade, import, export and tourism; (2) concentrate on an effective formulation, planning and management of the ongoing socio-economic development and develop an urban plan in order to ensure a clear long-term vision and guarantee a further mobilization of private sector resources; (3) a remodelling of the institutional and administrative apparatus of Mong Cai to develop more expertise in the subject of economic and administrative units, a modern management apparatus that is streamlined an decentralized and develop a greater competence on deciding on the issues of investment interest, trade and tourism; (4) a 10-year decentralization of the 100% export revenues is needed to increase local budgets and local government alliances in order to raise investor’s interest in infrastructure projects; (5) for financial resources to be proactive, focused, professional and efficient a ‘Financial Investment Company State Economic Zone Mong Cai’ should be established.