Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 18h00 ngày 05/07/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Việt Hưng, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Đo lường và phân tích mức độ tổn thương của hộ gia đình và doanh nghiệp khi xuất hiện các cú sốc bất lợi".
Chủ nhật, ngày 04/06/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đo lường và phân tích mức độ tổn thương của hộ gia đình và doanh nghiệp khi xuất hiện các cú sốc bất lợi
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số:62310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Hưng
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Khắc Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam cho tới nay chỉ xem xét nghèo ở trạng thái đã xảy ra. Trong luận án, tác giả đã đưa ra lý luận về việc cần thiết phải xem xét nghèo tại Việt Nam ở trạng thái dự báo tương lai. Phương pháp hồi quy FGLS và phương pháp mô hình đa cấp đã được sử dụng để thực hiện điều này. Phân tích tính động của trạng thái nghèo vẫn bị bỏ trống trong các nghiên cứu trước tại Việt Nam, và luận án đã chỉ ra việc cần thiết xem xét yếu tố này đối với việc xây dựng chính sách giảm nghèo tại Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình logit đa định danh. Ở cấp độ vĩ mô hơn, luận án cũng đặt ra khả năng về những tác động qua lại giữa các tỉnh lân cận liên quan tới tình trạng nghèo, và do vậy việc tiếp cận vấn đề này bằng kinh tế lượng không gian là cần thiết. Trong các nghiên cứu về nguy cơ tổn thương của doanh nghiệp, các tác giả thường mới chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính và ít chú ý tới các chỉ tiêu phi tài chính. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp DEA để tính hiệu quả kỹ thuật và kết hợp với các mô hình nguy cơ thua lỗ truyền thống như logit hay probit để thực hiện phân tích.

Các phương pháp trong nghiên cứu đã được sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu ở phạm vi thế giới, tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp này vào trong nghiên cứu về nghèo và nguy cơ tổn thương nghèo, và nguy cơ tổn thương của doanh nghiệp tại Việt Nam là một điều mới.

Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu của luận án

Bên cạnh những phát hiện mà nhiều nghiên cứu trước có thể đã chỉ ra, dù rằng sử dụng cách tiếp cận khác nhau, luận án có một số phát hiện mà theo tác giả có thể là tương đối mới như sau: (i) Độ tuổi của chủ hộ có tác động phi tuyến lên nguy cơ tổn thương nghèo và khả năng thoát nghèo của hộ; (ii) Chủ hộ là nam giới có nguy cơ tổn thương với nghèo cao hơn nhưng khả năng thoát nghèo cũng cao hơn chủ hộ là nữ giới; (iii) xảy ra vấn đề tự tương quan không gian giữa các tỉnh, tức là một tỉnh có khoảng nghèo lớn thì tỉnh lân cận cũng có khuynh hướng có khoảng nghèo lớn và ngược lại; (iv) tỷ số nợ càng cao của doanh nghiệp càng làm doanh nghiệp có nguy cơ tổn thương cao hơn; (v) hiệu quả kỹ thuật (đo bằng phương pháp DEA) của doanh nghiệp thấp hơn sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương của doanh nghiệp.

Hạn chế của luận án là chuỗi thời gian ngắn do hạn chế về dữ liệu, vấn đề nội sinh của biến bất bình đẳng với biến khoảng nghèo trong mô hình phân tích nghèo ở cấp hộ có thể xuất hiện nhưng chưa có hướng giải quyết, và chưa phân loại được từng dạng nguyên nhân gây sốc.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 

Theme of the dissertation: Measuring and analyzing vulnerability of households and enterprises when adverse shocks occur
Major: Economics Code of major: 62310101
PhD candidate: Nguyễn Việt Hưng
Instructor: Prof.PhD Nguyễn Khắc Minh

The new academic and theoretical contributions of the thesis

Most studies in poverty in Vietnam so far have only looked at poverty as an already-happened situation. In the dissertation, the author has made an argument that it is necessary to examine poverty in Vietnam in terms of future projection. The feasible generalized least squares (FGLS) and multi-level modeling techniques have been used in research to achieve this objective. Similarly, the analysis of the dynamics of poverty remained a gap in earlier studies in Vietnam, and the dissertation pointed out that understanding determinants of this dynamic path through using multinomial-logit technique would provide useful information for policy-makers. At a more macro level, the dissertation also sets out the possibility of cross-province interactions in regarding to poverty, and thus an approach to the problem using spatial econometric technique is necessary. Studies on assessing vulnerability of enterprises in Vietnam just only focus on analyzing financial indicators but pay little attention to non-financial indicators. This study has employed the Data Envelopment Analysis method for calculating enterprises’ technical efficiency and combined with traditional risk analysis models, logit or probit for instance, to undertake fill in this gap. The techniques in this dissertation have extensively been used in various world-wide studies, however, their use in the study of poverty and vulnerability of enterprise in Vietnam is quite rare.

The new findings from the results of the dissertation

In addition to the findings already shown in several earlier studies, which employed different approaches, the dissertation has obtained several relatively new findings, to the understanding of the author, as follows: (i) Age of the household’s head has a non-linear impact on the vulnerability of the household to poverty and its ability to escape from poverty; (ii) Male heads are at higher risk of falling below poverty line but also be more likely to escape from poverty than female head; (iii) there exists a spatial autocorrelation among contiguous provinces, that is high poverty rate provinces are more likely to also have high poverty rate neighboring provinces, and vice versa; (iv) the higher debt ratio, the higher risk of loss; (v) the lower technical efficiency (measured by the DEA method) of enterprise increases its  vulnerability to loss.

The dissertation has following shortcomings: (i) short time-series due to data constraints, (ii) the endogeneity may arise in the models but not resolved yet, and (iii) not categorizing different types of shock.