Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 05/09/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Xuân Hưng, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 05/09/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Hưng  
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Mai Quốc Chánh   2. PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Từ lý luận chung về xuất khẩu lao động (XKLĐ) và quản lý nhà nước (QLNN) về xuất khẩu lao động, luận án tập trung làm rõ :
 
1. Khái niệm QLNN về XKLĐ, trong đó chủ thể QLNN về XKLĐ là các cơ quan QLNN tác động có chủ đích lên đối tượng bị quản lý là toàn bộ hoạt động XKLĐ và các khách thể là các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
 
2. Nội dung QLNN về XKLĐ, bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động XKLĐ, (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về XKLĐ, (3) Tổ chức hoạt động XKLĐ, (4) Hợp tác quốc tế và phát triền thị trường XKLĐ,(5) Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt XKLĐ.
 
3. Các yếu tố tác động đến QLNN về XKLĐ theo hai nhóm nhân tố tác động chủ yếu là: Nhóm các yếu tố thuộc về nước XKLĐ và nhóm các yếu tố thuộc ngoài nước XKLĐ. Trong đó, bối cảnh quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp là yếu tố mà QLNN về XKLĐ cần phải tính đến.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ việc làm rõ những ưu điểm, hạn chế của QLNN về XKLĐ của Việt Nam; bối cảnh trong nước và quốc tế, dự báo về thị trường lao động trong nước và quốc tế, luận án đã đề xuất bốn quan điểm và sáu định hướng lớn cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với bối cảnh quốc tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, như Chiến lược XKLĐ phải được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một trong ba trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế; XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường, xây dựng và hoàn thiện chính sách hậu XKLĐ.
 
Luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam, trong đó tập trung vào kiện toàn, bổ sung thêm bộ phận và nhân sự cho các khâu phân tích và dự báo về thị trường cũng như quản lý lao động ở nước ngoài để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ; Về thể chế XKLĐ cần điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung về loại hình doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động XKLĐ, bổ sung thêm một số nội dung như chi hỗ trợ rủi ro, chi tái hòa nhập sau khi lao động hoàn thành hợp đồng về nước để phù hợp vơi bối cảnh mới; Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên cả 3 miền của đất nước, trong đó mỗi miền có ít nhất 1 đến 2 trung tâm đào tạo mang tính chuyên nghiệp làm nòng cốt để phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ; xây dựng chính sách hậu XKLĐ, trong đó chú ý thực hiện tốt hoạt động tái XKLĐ
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
Title: State administration of labour export in Vietnam
Major: International Economics.                Code: 62.31.01.06
PhD research student: Nguyen Xuan Hung.       
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr Mai Quoc Chanh.            2. Assoc.Prof.Dr.NgoThi Tuyet Mai
 
Academic and theoretical contributions
 
From the generaltheory of labour export (LE) and StateAdministration (SA) of LE, the thesis clarifies and addresses the following:
 
1. The concept of SA of LE (SAoLE), where its subjects are the state administration agencies influencing purposefully on the administered objects, which are all LE activities and businesses and workers in order to achieve the goals under the changing conditions of the environment.
 
2. The scope of SAoLE includes: (1) Establishing and issuing law systems setting the legal environment for LE activities, (2) Establishing and implementing strategy, plan and policy on LE, (3) Deploying and implementing LE, (4) Developing international cooperation and new LE markets, (5) Supervising, inspecting and examining LE activities.
 
3. The influence factors on SAoLE are divided into two groups: one includes factors from within the country supplying LE, and the other includes all the other factors resulted from outside of that country. Particularly, the complicated international context is one factor that SAoLE needs to take into account.
 
Proposals drawn from the research results
 
Based on the analysis of strong/weak points of SAoLE in Vietnam, domestic and international contexts, and labour market forecast, the thesis proposes four viewpoints and six major orientation solutions for LE in Vietnam in the near future. In particular, four view pointsare: LE should be considered as an important part in socio-economic development strategy;LE should be one of the three prioritized strategiesin economic development; LE should be in accordance with the market mechanism; and post LE policy should be established and improved.
 
The thesis proposes six groups of solutions to improve Vietnam’s SAoLE: 1) Focus on optimizing and complementing personnel/human resources for communications and market analysis as well as managing labor migrants in order to establish a complete SAoLE’s structure; 2) In terms of LE’s institutions and regulations, it is necessary to modify, amend and add clarification of which type of organizations that should be granted license to be involved in LE activities. In addition, there is a need to add policies on payment in case of risks/accidents and payment for workers’ re-adapting to work at home country after completing the contract; 3) The government need to promote international collaboration and support developing new LE markets; 4) The government also need to invest and set-up a network of vocational training centers across the country in order to develop personnel for LE activities (there should be at least one center in each part of the country); 5) Build policies on post LE activities including re-exporting; and 6) Support the development of LE businesses to improve LE’s efficiency in the future.