Nghiên cứu sinh Phạm Hoài Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 15/03/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Hoài Nam, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Quản lý công), với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 15/03/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Quản lý công) Mã số: 6234.04.10
Nghiên cứu sinh: Phạm Hoài Nam
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Đình Hương; TS. Đào Thanh Tùng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Hoạt động truyền hình trả tiền (THTT) chính thức có mặt ở Việt Nam mới được hơn 15 năm (từ năm 1993), nhưng đến nay, hoạt động này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ theo xu hướng hội nhập quốc tế. Hoạt động THTT là một hoạt động phức tạp vừa tác động lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất nước. Mặt khác, quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động THTT vẫn là một vấn đề mới ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận án có ý nghĩa quan trong cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về QLNN đối với hoạt động THTT trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước, kết hợp với việc nghiên cứu chính sách của Chính phủ Việt Nam trong quản lý hoạt động THTT:

1. Luận án đã xác định 05 nội dung QLNN đối với hoạt động THTT, gồm: Quản lý cung cấp dịch vụ THTT; Quản lý nội dung trên THTT; Quản lý chất lượng dịch vụ THTT; Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT; Quản lý giá thành, giá cước dịch vụ THTT.

2. Luận án đã xây dựng mô hình đánh giá QLNN đối với hoạt động THTT thông qua 02 nhóm tiêu chí, gồm: Tính hiệu lực và tính hiệu quả của QLNN đối với hoạt động THTT.

3. Luận án cũng làm rõ 03 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động THTT, gồm: Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô; Nhóm nhân tố thuộc về các cơ quan QLNN; Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp viễn thông.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 được tiếp cận phân tích, đánh giá một cách đa chiều bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê và điều tra xã hội học. Luận án đã làm rõ các hoạt động quản lý căn bản trong 05 nội dung QLNN đối với hoạt động THTT; Luận án đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả của QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam thông qua hệ thống dữ liệu thực tế và ý kiến đánh giá của 03 nhóm đối tượng, gồm: 50 cán bộ quản lý; 300 hộ gia đình có sử dụng dịch vụ THTT; 19 doanh nghiệp viễn thông.

Một số kết luận chủ yếu có được sau quá trình nghiên cứu luận án như sau:

1. Các quy định quản lý hoạt động THTT của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dần đi vào thực tiễn, tạo thuận lợi cho công tác QLNN ở Trung ương và địa phương, từng bước hình thành được thị trường dịch vụ với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chính sách quản lý một số mảng của THTT còn chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ, và cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng bám sát với thực tiễn của hoạt động này.

2. Hoạt động của thị trường THTT chưa ổn định, có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

3. Năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN đối với hoạt động THTT còn hạn chế.

4. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp viễn thông đối với QLNN đối với hoạt động THTT thấp.

Từ đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp tương ứng nhằm mục tiêu hoàn thiện QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một số kiến nghị chủ yếu của luận án:

1. Nhà nước cần nghiên cứu nhằm đổi mới, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động THTT để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường THTT.

2. Phát triển đội ngũ cán bộ QLNN đối với hoạt động THTT, đặc biệt chú trọng về chất lượng.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: State management of paid television in Vietnam
Major: Economics Management (Public Management) Code: 62 34 04 10
PhD Candidate: Pham Hoai Nam
Supervisor: 1. Prof. Dr. Nguyen Dinh Huong; 2. Dr. Dao Thanh Tung

Contributions for the academics and theory

Paid television has officially been in Viet Nam since 1993 but it has been developing under the trend of global integration. Paid television is complex with big influence on national politics, social, economics. On the other hand, paid television is an emerging issue in Viet Nam that the study could make great contributions for the theory and practice.

The dissertation cleared out some theoretical and practice issues on paid television in terms of state management basing on reviewing some domestic and foreign economists viewpoint under Vietnamese government policies on paid television management.

1. The dissertation specified 5 content of paid television management including management of delivering paid television services, management of content on paid television, management of paid television services quality, management of infrastructure for delivering paid television services, and management of price and cost of paid television.

2. The dissertation built the model of evaluating state management of paid television by two groups of criteria including efficiency and effectiveness of paid television state management. 

3. The dissertation defined 3 groups of factor affecting statemanagement of paid television including macro economic, state bodies, telecommunication companies.

Conclusions and recommendations 

The context and situation of state management of paid television in the period of 2010 - 2015 were multidimensionally analyzed with mainly statistics and social sicience surveys. The dissertation defined 5 contents of state management of paid television. The dissertation evaluate the effectiveness and efficiency of state management of paid television in Viet Nam with data from the survey and assessments of 3 group respondents including 50 managers; 300 households using paid television; 19 telecommunication companies.

Some inclusions of the study:

1. Viet Nam Government and Ministry of Information and Communication legislation has taken effect facilitating for state management in national and local level which gradually established services market with the fair participation of telecommunication companies. However, policies in some field of paid television has not been fully applied that should be improved in the development of this area.

2.  Activities in the market of paid television which has existed the unfair competition has not been stable

3. State government officers has been low capable

4. Telecommunication companies satisfaction with state government of paid television has been low.

As a result, the dissertation made some recommendations

1. State should research to renew, adjust and assist mechanisms, policies to govern paid television activities aiming at the development of paid television market

2. Building the state officers to administrate paid television market prioritizing capabilities