Nghiên cứu sinh Phạm Minh Hóa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 25/11/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Minh Hóa, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 25/11/2017
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)           Mã số: 62.31.01.05
Nghiên cứu sinh: Phạm Minh Hóa  
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Thành Độ  2. PGS.TS Đỗ Văn Thành
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Đầu tư công là hoạt động đầu tư do Nhà nước chủ trì để thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực khác. Theo đó, đầu tư công được xác định theo mục tiêu của đầu tư, đó là cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, phục vụ lợi ích chung của cộng động, của toàn xã hội trên cơ sở các nguồn lực của xã hội, không chỉ sử dụng nguồn lực của Nhà nước và luôn gắn với chủ thể là Nhà nước.

(2) Mục tiêu của đầu tư công là phát triển kinh tế, cải thiện và đảm bảo phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh. Đầu tư công có tác động “lan tỏa” nên khó có thể tính toán được đầy đủ kết quả của hoạt động đầu tư trên cơ sở đó đánh giá một cách chính xác, toàn diện hiệu quả đầu tư bằng một chỉ tiêu tổng hợp. Hiệu quả đầu tư công cần phải được xem xét, đánh giá trên từng khía cạnh, mục tiêu cụ thể mà trước hết đó là mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. 

(3) Mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong mối quan hệ tương quan với số lượng vốn đầu tư công là thước đo quan trọng về hiệu quả của đầu tư công. Trong mối quan hệ giữa đầu tư – tăng trưởng – giảm nghèo, khi đầu tư tăng với các chính sách đi kèm phù hợp sẽ tạo ra cơ cấu ngành nghề hợp lý và sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, việc làm và thu nhập tăng, dẫn đến giảm nghèo. Khi tỷ lệ nghèo giảm, đồng nghĩa với việc tăng thu nhập của người dân, tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nhờ đó có cơ sở để tăng đầu tư, từ đó kích thích sản xuất phát triển và thúc đẩy tăng trưởng ở chu kỳ sau. 

(4) Sử dụng phương pháp định lượng để đo lường một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư công như: hiệu quả đầu tư công đối với thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, thúc đẩy đầu tư tư nhân, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công (ICOR) và mối quan hệ đầu tư công với giảm nghèo.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng, cần phải nhất quán quan điểm về đầu tư công cũng như quan điểm định hướng về hiệu quả đầu tư công. Theo đó, hiệu quả đầu tư công cần phải gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội; mức độ lan tỏa, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển là thước đo quan trọng của hiệu quả đầu tư công; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu tư công là trọng tâm của chính sách đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công; tuân thủ triệt để quy hoạch, quyết định đầu tư đồng bộ với khả năng bố trí nguồn lực trên cơ sở bộ tiêu chí ưu tiên, thực hiện nghiêm túc kỷ luật tài khóa đảm bảo cho đầu tư công đạt được hiệu quả; tôn trọng nguyên tắc công khai, minh bạch và phản biện độc lập. 

Để nâng cao hiệu quả đầu tư công luận án đề : (1) xây dựng hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả chương trình, dự án đầu tư công; đánh giá, xếp hạng nhà thầu; mức độ tín nhiệm về tài chính của cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công; (2) thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư công; (3) phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công.


Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Improving the efficiency of public investment in Vietnam
Major: Economics of investment             Code: 62.31.01.05
Phd student: Pham Minh Hoa
Scientific advisor: 1. Prof.Dr Nguyen Thanh Do              2. Assoc.Prof.Dr Do Van Thanh
 
New contributions in terms of academics, theoritical 

(1) Public investment is an investment activity chaired by the State to implement socio-economic development programs and projects on the basis of State resources and other resources. Accordingly, public investment is defined in terms of investment objectives, as the provision of goods, public services, give general benefits for the community and the society, base on social resources, not only use the resources of the State and always associated with the Statec.

(2) The goal of public investment is to develop the economy, improve and secure social welfare, protect the environment and ensure national defense and security. Public investment has "spillover effect" so it is difficult to fully calculate the results of investment activities on the basis of which the evaluation is accurate, comprehensive and effective by a synthetic indicator. The effectiveness of public investment needs to be examined and evaluated in each respect, with specific objectives, first of all the degree of impact on economic growth and poverty reduction.

(3) The magnitude of the impact on economic growth and poverty reduction in relation to the amount of public investment is an important measure of the effectiveness of public investment. In the relationship between investment - growth - poverty reduction, when investment increases with appropriate policies will create the structure of the industry and will facilitate growth. When the economy grows fast, employment and income increase, leading to poverty reduction. As the rate of poverty decreases, which means increasing peoples incomes, increasing the accumulation of the economy, thereby creating a basis for increased investment, thereby stimulating production. Export develops and promotes growth in the next cycle.

(4) This disertation has used quantitative methods to measure some  indicators of public investment such as public investment efficiency for achieving economic growth, per capita income, promoting private investment, The efficiency of using public investment (ICOR) and the relationship of public investment with poverty reduction.

New proposals drawn from research results

This thesis believes that there should be a consistent oppinion of public investment as well as the guiding standpoint of public investment efficiency. Accordingly, the efficiency of public investment should be linked to the achievement of sustainable development, improve quality of life and social welfare; Spillover level, boosting the private sector is an important scale to measuring public investment efficiency; Managing and controlling the quality of public investment is the focus of public investment policy to improve the efficiency of public investment; Adhere to thoroughly planning, investment decisions in sync with the ability to allocate resources on the basis of criteria Prioritize, strictly implement fiscal discipline to ensure effective public investment; Respect the principle of openness, transparency and independent reflection.

In order to improve public investment efficiency this thesis proposed: (1) Building a system for evaluating results, effectiveness of public investment programs and projects; Evaluation and rating of contractors; The level of financial credibility of agencies, units and organizations using public investment; (2) establishing of specialized agencies, independently implement Inspection and supervision of public investment; (3) developing independent consultancy organizations to evaluate and appraise before approval upon adjustment of public investment programs and projects.