Nghiên cứu sinh Phạm Thị Ánh Nguyệt bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 10/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Ánh Nguyệt, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình".
Chủ nhật, ngày 09/11/2014

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)      
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Ánh Nguyệt                  
Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Hồng Chương
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp cấp tỉnh dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề này, cụ thể là:
 
(1) Xác định được 4 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp cấp tỉnh bao gồm: Chính sách ưu đãi sử dụng đất, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những chính sách chủ yếu có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp địa phương, đồng thời là chính sách mà chính quyền cấp tỉnh có khả năng vận dụng và đưa ra các quyết định đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
 
(2) Đề xuất mô hình kinh tế lượng gồm 4 biến độc lập là các chính sách nói trên và biến phụ thuộc là dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành công nghiệp của các doanh nghiệp. Luận án đã kiểm định mối quan hệ phụ thuộc và chứng minh rằng dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành công nghiệp của các doanh nghiệp chịu tác động từ 4 chính sách này.
 
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Thông qua hệ thống số liệu sơ cấp, thứ cấp và kết quả nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, luận án đã đi tới những kết luận và đề xuất chủ yếu sau đây:
 
1. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình phù hợp với tình hình thực tế và là giải pháp quan trọng góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình
 
2. Mức độ phù hợp, hiệu quả của từng chính sách là tương đối khác nhau theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng nhìn chung đều ở mức thấp. Chính sách ưu đãi sử dụng đất được đánh giá với điểm trung bình là 2,53/ 5. Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế khi được đánh giá ở mức 2,6/5. Đánh giá này cũng phản ánh những khó khăn hiện tại của Thái bình về vị trí địa lý, giao thông… Chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công có những tiến bộ hơn nhưng cũng chỉ ở mức trung bình: mức đánh giá là 3,06/5. Nguồn nhân lực vẫn còn là một trở ngại đối với Thái Bình khi chỉ nhận được 2,53/5 điểm. 
 
3. Mô hình kinh tế lượng đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của 4 chính sách nói trên đến quyết định mở rộng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Trong đó, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng mạnh nhất.
 
4. Luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình, trong đó tập trung: (1) Thiết lập kênh thông tin hai chiều giữa Chính quyền tỉnh (chủ thể hoạch định và tổ chức thực thi chính sách) với doanh nghiệp (đối tượng của chính sách); (2) Trong nội dung của chính sách, cần gắn nội dung ưu đãi với lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Chính quyền tỉnh cần thay đổi các hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng vốn hỗ trợ một cách có hiệu quả. Cần xác định đúng đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ tương ứng; (3) Chính quyền tỉnh cần bổ sung chính sách ưu đãi đặc thù đối với ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như chính sách về miễn giảm tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương. (4) Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách, nắm vững tình hình hoạt động và kịp thời giải quyết những khó khăn trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Topic: Policy to encourage investment and industrial development of Thai Binh province
Major: Economic management (Management Science)
Code: 62340410
Doctoral candidate: Pham Thi Anh Nguyet
Supervisor:  Assoc. Prof. Dr. Pham Hong Chuong
 
New contributions to the academic, theoretical
 
The dissertation supplemented and clarified the theoretical framework studying policies encouraging investment and provincal industrial development based on overview basis of research work in and out of the country on this issue that were:
 
(1) Identify four basic unit policies belonging to policies encouraging investment and provincial industrial development including incentive policy of land use, policy supporting infrastructure, policy promoting investment and supporting public services, policy supporting human resources training. These are the key policies having a significant impact on local industrial development, as well as policies that provincial governments have the ability to manipulate and make specific decisions, being suitable to real conditions in the local.
 
(2) Putting forward econometric model including four independent variables which are the aforementioned policies and the dependent variable is intending to continue expanding investment in the industry sectors of businesses. The dissertation tested dependent relationships and proved that intending to continue expanding investment in the industry sectors of businesses were affected by these 4 policies.
 
The new proposals drawn from research results
 
Through the system of primary and secondary data and the findings of researching the implementation process of policies encouraging investment and industrial development in Thai Binh province in the period from 2006 to 2013, the dissertation proposed conclusions and recommendations as followings:
 
1. Policies encouraging investment and industrial development in Thai Binh province are suitable to the actual situations and are important solutions contributing to attract domestic and foreign investors in order to achieve the objective developing industry in Thai Binh province.
 
2. The level of relevance and effectiveness of each policy is quite different as assessed by businesses in the area, but generally low. Incentive policy of land use was assessed with an average score of 2.53/5. Policy supporting infrastructure was limited as assessed at 2.6/5. This assessment reflects the current difficulties in Thai Binh about geography, transport... Policy promoting investment and supporting public services was more progressive but also at average level: the assessment leval was 3.06/5. Human resources remained an impediment in Thai Binh when only getting 2.53/5 points.
 
3. Econometric model showed the influence level of the 4 aforementioned policies to a decision to expand business and investment by enterprises in industry sectors in Thai Binh province. In which, policy supporting infrastructure had the most influence.
 
4 The dissertation proposed a system of solutions to complete policy encouraging investment and industrial development in Thai Binh province, which focused on: (1) Establish two-way communication channel between the provincial government (entity planning and organization carrying out policy) and businesses now (subject of policy); (2) In the content of policies, it is necessary to combine incentives with fields that need to encourage investment. The provincial government needs to change forms of support to use supporting capital effectively. Needing to determine supported subjects correctly and the corresponding level of support; (3) The provincial government needs to subplement particular incentive policies for industry sectors with competitive advantages in the province, such as policy on land rent exemption, policy supporting investment in infrastructure, supporting funds for vocational training to local labors. (4) Focusing on inspecting, monitoring the process of performing policies, mastering the operating status and promptly resolve difficulties in investment activities of enterprises.