Nghiên cứu sinh Phạm Thị Mỹ Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 08/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Mỹ Linh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội".
Thứ ba, ngày 08/10/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương;  TS. Hoàng Thị Minh Châu
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận :
 
1.Luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu mới, có phân biệt tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện và đã kiểm định đồng thời được các giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh mới.
 
2.Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), tìm ra bằng chứng về tác động thuận chiều của nhân tố danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp đến tuân thủ thuế tự nguyên.
 
3.Bằng chứng về mối quan hệ giữa nhân tố đạo đức thuế- một nhân tố đã được chứng minh có tác động lớn đến hành vi tuân thủ thuế trong nhiều nghiên cứu trước đây - và nhân tố tuân thủ thuế không được tìm thấy trong luận án này. Bởi vậy, nghiên cứu này có thể được xem là đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu giữa các nền văn hóa và tăng cường sự hiểu biết về tuân thủ thuế tại các nước đang phát triển.
 
4.Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được một mối liên hệ mới, được kiểm chứng trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam là nhân tố sở hữu có tác động tích cực đến tự tuân thủ thuế tự nguyện.
 
 Những đóng góp về mặt thực tiễn.
 
1.Kết quả của nghiên cứu này cho các nhà quản lý thấy rằng, nhân tố tuân thủ thuế tự nguyện là nhân tố có tác động mạnh hơn đến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhân tố khả năng bị kiểm tra và xử phạt vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, đặc biệt là nhân tố khả năng bị kiểm tra. Bởi vậy, cơ quan thuế cần duy trì hoạt động kiểm tra công tác kê khai, nộp thuế và thanh toán tiền thuế của doanh nghiệp. 
 
2.Nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện. Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp nhằm biểu dương, khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ thuế tích cực, đóng góp nhiều thuế cho Nhà Nước, mời các doanh nghiệp này cùng tham gia vào các dự thảo cải cách thuế là cần thiết.
 
3.Nhân tố chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ bắt buộc. Để nâng cao nhận thức xã hội về tuân thủ thuế, việc tiếp tục tuyên truyền cho toàn dân hiểu được nghĩa vụ nộp thuế của các công dân, đưa vào chương trình đào tạo từ cấp trung học các môn học về đào tạo kỹ năng mềm trong đó có hướng đến cho người học ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có tuân thủ thuế là cần thiết và cần được thực hiện mạnh hơn. Điều này, trong dài hạn sẽ nâng cao dân trí, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có tuân thủ thuế của toàn xã hội.
 
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
 
Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu, tăng thêm nhân tố nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể tiếp cận nghiên cứu tuân thủ thuế theo hướng nghiên cứu đến các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của cán bộ thuế.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
DISSERTATION NEW CONTRIBUTIONS
 
Dissertation topic: Factors affecting tax compliance of Vietnamese enterprises:
Case study of Hanoi City
Major: Finance – Banking                                     
Training institutions: National Economics University
 
New academic contributions, arguments:
 
1. The dissertation has proposed a new research model with differentiation between enforced tax compliance and voluntary tax compliance and accredited at the same time research hypotheses in the new circumstance.
 
2. This is the first research in Vietnam, using Structural Equation Modeling (SEM), finding evidence of the positive impact of reputation factor or image of the enterprise to voluntary tax compliance.
 
3. Evidence of the relationship between personal norms - a factor proven to has great impact on tax compliance behavior in many previous researches - and tax compliance is not found in this dissertation. Therefore, this research can be viewed having contributed to enrich cross-cultural researches and strengthen knowledge of tax compliance in developing countries.
 
4. The results of the research have shown a new, verified relationship in the transition economy circumstance in Vietnam, is a possessive factor that has a positive impact on voluntary tax compliance.
 
Practical contributions:
 
1. The results of this research show managers that voluntary tax compliance is a factor that has a stronger impact on enforced tax compliance. Audit Probability and Sanctions Severity are still the most powerful factors affecting tax compliance of taxpayers, especially Audit Probability. Therefore, the tax authorities need to maintain inspecting declaration, tax payment and tax payment of enterprises.
 
2. Corporate Reputation has an impact on voluntary tax compliance. Therefore, taking measures to praise and encourage enterprises to comply with tax rates actively, contributing many taxes to the government, inviting these enterprises to join the tax reform draft is necessary.
 
3. Social Norm has an impact on enforced compliance. To raise social awareness on tax compliance, the continued propaganda for people to understand their citizens’ tax payment obligations, included in the training program from secondary school of soft skills training in which there is a tendency for learners to comply with the law in which to comply taxes are necessary and need to be made stronger. This, in the long term, will raise the intellectuals and improve the awareness of law compliance including tax compliance of the society.
 
Further research directions:
Subsequent researches may expand the research object, increase the research factor, studying factors affecting tax compliance of tax officers.