Nghiên cứu sinh Phạm Thu Hằng bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 28/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thu Hằng, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 28/12/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học                                          
Nghiên cứu sinh: Phạm Thu Hằng
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Quốc Hội   2. PGS.TS Hà Quỳnh Hoa                         
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới của luận án
 
Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Khung lý thuyết đã chỉ rõ tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động tới giảm nghèo thông qua ba kênh chính gồm: tạo việc làm, tiếp cận nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
 
Luận án phân tích và đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 qua các kênh đã được xác lập ở phần lý thuyết và rút ra các phát hiện sau:
 
•Tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động đến giảm nghèo qua tạo việc làm và gia tăng thu nhập. Tăng trưởng việc làm khu vực công nghiệp là lớn nhất nhưng không góp phần giảm nghèo, tăng trưởng việc làm khu vực  nông nghiệp và dịch vụ  có tác động tích cực tới giảm nghèo. 
 
•Người nghèo thụ hưởng lợi ích từ tăng trưởng qua tiếp cận nguồn lực từ chính phủ. Tuy nhiên, hỗ trợ thu nhập cho người nghèo có tác động giảm nghèo lớn hơn so với hỗ trợ nguồn lực sản xuất. 
 
•Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần giảm nghèo ở Việt Nam. Trong cơ cấu tăng trưởng theo ngành, tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ có tác động tích cực đến giảm nghèo, tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp lại khiến tỷ lệ nghèo tăng lên.
 
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án
 
Từ các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo giai đoạn 2010-2016, luận án đề xuất một số định hướng về giải pháp cơ bản cho Việt Nam như sau:
 
•Đổi mới mô hình tăng trưởng cần gắn kết với mục tiêu giảm nghèo. Mô hình tăng trưởng phải vừa đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, vừa phải đạt được mục tiêu có lợi cho người nghèo.
 
•Hoàn thiện chính sách gắn kết tăng trưởng với giảm  nghèo và tăng cường hiệu quả nhóm chính sách giảm nghèo, đặc biệt cần quan tâm đến các chính sách bao gồm: chính sách việc làm, chính sách tín dụng, các chính sách an sinh xã hội và đặc biệt là các chương trình chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
 
•Nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành kinh tế, cần quan tâm tới các chính sách: Nâng cao năng suất và hiệu quả các ngành đi kèm với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt đối với nhóm người nghèo, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ khu vực nông thôn và có chính sách hỗ trợ đối với lao động di cư.
 
•Nâng cao nhận thức và sự tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng và giảm nghèo. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------  
 
THE CONTRIBUTION OF DISSERTATION
 
Thesis topic: The impact of sectoral economic growth on poverty reduction in Vietnam
Major: Economics                                                         
PhD Candidate: Pham Thu Hang
Supervisors: 1. Associate Professor. Dr Lê Quốc Hội
                     2. Associate Professor. Dr Hà Quỳnh Hoa
Training institution: National Economics University
 
New contributions in academic and theoretical aspects
 
The dissertation has developed a theoretical framework for the impact of sectoral economic growth on poverty reduction. The theoretical framework has shown that sectoral economic growth has a significant impact on poverty reduction through three main channels: job creation, access to resources, and sectoral economic restructure.
 
The dissertation also analysed and evaluated the impact of sectoral economic growth on poverty reduction in Vietnam in the period 2010-2016 through theoretical channels defined and drew following findings:
 
•Sectoral economic growth has had an impact on poverty reduction through job creation and income generation. Employment growth in the industry sector was the largest but did not contribute to poverty reduction, whereas employment growth in agriculture and service positively impacted on poverty reduction.
 
•Poor people benefited from economic growth through accessing to government resources. It is worth noting that income support for the poor has had a greater impact on poverty reduction than productive resources support.
 
•Sectoral economic growth affected economic restructuring and contributed to poverty reduction in Viet Nam. In the relationship of economic restructure, economic growth in industry and service had positive impacts on poverty reduction, but agriculture growth had led to an increase in poverty.
 
Proposals drawn from the research results of the thesis
 
From the quantitative and qualitative research findings on the impact of sectoral economic growth on poverty reduction in the period 2010-2016, the dissertation proposed some basic solutions for Vietnam as follows:
 
•Reform of the growth model should be linked to poverty reduction. The economic growth model must both ensure high and stable growth rate and achieve the target of benefiting the poor.
 
•Complete the policy of linking economic growth with poverty reduction and enhancing the effectiveness of the poverty reduction policies, particularly with regard to policies including: employment policies, credit policies, welfare policies and especially supportive programs for ethnic minorities.
 
•Policy to promote sectoral economic restructuring and the development of economic sectors should focus on policies: (i) Improve productivity and efficiency of three sectors in accordance with the quality of human resources, (ii) Promote the development of small and medium enterprises in rural areas and (iii) Supportive policies for migrant labours.
 
•Raise awareness and participation of the poor in the process of economic growth as well as poverty reduction.