Nghiên cứu sinh Phạm Thu Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thu Trang, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD) với đề tài "Ảnh hưởng của đặc điểm công việc tới sở hữu tâm lý và tác động của sở hữu tâm lý tới thực hiện công việc tại các doanh nghiệp ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 14/04/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của đặc điểm công việc tới sở hữu tâm lý và tác động của sở hữu tâm lý tới thực hiện công việc tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Nghiên cứu sinh: Phạm Thu Trang
Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Thế Cường; TS. Phạm Thùy Giang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, trong luận án này, tác giả nghiên cứu biến đặc điểm công việc như là năm biến độc lập tác động tới sở hữu tâm lý đối với công việc (sở hữu tâm lý đối với công việc được định nghĩa là cảm giác của cá nhân như thể công việc là của anh ta/ cô ta) thay vì là một biến tổng hợp như nghiên cứu trước. Cách nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu hơn về tác động của từng đặc điểm công việc tới sở hữu tâm lý đối với công việc.
 
Thứ hai, trong nghiên cứu này tác giả đã chứng minh được với dữ liệu của Việt Nam, các biến đặc điểm công việc phù hợp với kết cấu năm biến độc lập gồm: đa dạng nhiệm vụ, nhận diện nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhiệm vụ, tự chủ trong công việc, và phản hổi trong công việc.
 
Cuối cùng, luận án này đóng góp vào lý thuyết về sở hữu tâm lý khi nghiên cứu tại một nước châu Á là Việt Nam. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Những phát hiện của luận án bao gồm.
 
Thứ nhất, với dữ liệu tại Việt Nam, đặc điểm công việc được coi là 5 biến độc lập bao gồm đa dạng nhiệm vụ, nhận diện nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhiệm vụ, tự chủ trong công việc và phản hồi trong công việc.
 
Thứ hai, bốn trong năm biến đặc điểm công việc gồm nhận diện nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhiệm vụ, tự chủ trong công việc và phản hồi trong công việc tác động tích cực tới sở hữu tâm lý đối với công việc. Trong đó hai biến tác động lớn nhất là tự chủ trong công việc và phản hồi trong công việc. Khác với nghiên cứu trước tại các nước phương Tây, trong bối cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa đa dạng nhiệm vụ và sở hữu tâm lý đối với công việc không có ý nghĩa thống kê.
 
Thứ ba, sở hữu tâm lý đối với công việc tác động tích cực tới thực hiện công việc trong nhiệm vụ và hành vi lên tiếng (hành vi lên tiến là hành vi nêu ra những thay đổi sáng tạo và khuyến nghị sửa đổi các quy trình chuẩn ngay cả khi những người khác không đồng ý). Trong đó tác động của sở hữu tâm lý đối với công việc lên hành vi lên tiếng cao hơn so với thực hiện công việc trong nhiệm vụ.
 
Từ những kết quả trên, luận án đề ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam trên ba khía cạnh: thiết kế công việc, đánh giá thực hiện công việc và đào tạo. 
 
 
 
 
LITERATURE CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 
 
Dissertation topic: The effects of work characteristics on psychological ownership and the impacts of psychological ownership on employee performance in businesses in Vietnam
Major: Business Administration  (Institute)
Ph.D. candidate: Phạm Thu Trang
Supervisors: Ph.D. Mai Thế Cường; Associate professor, Ph.D. Phạm Thuỳ Giang
Institution: National Economics University
 
Literature contributions
 
This dissertation contributes to the literature of psychological ownership and work characteristics in the three following aspects.
 
Firstly,  in this dissertation, the author considerers work characteristics as 5 separate factors to identify the relationship between each work characteristics on psychological ownership( psychological ownership is defined as the state in which an individual feels that the object or a part of the object is his/ her or their) rather than considers work characteristics as a compose variable. This approach provides an insightful understanding of how each work characteristics affect psychological ownership.
 
Secondly, in this research the author confirms the construct of the work characteristics compatible with five distinguished factors including skill variety, task identity, task significance, autonomy, and job feedback.
 
Finally, the dissertation contributes to the literature of psychological ownership by using the Vietnamese sample. This is the first study of psychological ownership in Vietnam.
 
Findings and recommendations are drawn from this study
 
The survey results reveal three following findings. First, with data collected in Vietnam, job characteristics construct is suitable with 5 different variables, namely skill variety, task identity, task significance, autonomy, and job feedback. Second, four out of five work characteristics - task identity, task significance, autonomy, and job feedback affect psychological ownership. In those affecting variables, the two most dominant influencers are autonomy and job feedback. Unlike previous Western studies of psychological ownership, the relationship of skill variety and psychological ownership is not statistically supported. Third, psychological ownership has positive impacts on in-role performance and voice behavior. Meanwhile, the effect of psychological ownership on voice behavior is stronger than that on in-role performance.
From the above findings, the author gives Vietnamese businesses three recommendations in terms of job design, performance appraisal, and training.