Nghiên cứu sinh Phan Thị Thu Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 28/05/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Thị Thu Hiền, chuyên ngành Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích), với đề tài "Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 27/04/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)
Nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hiền
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Liên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
-Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của CSR tới hiệu quả tài chính chủ yếu là nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp và là tác động trực tiếp (Hồ Thị Vân Anh, 2018). Gần đây các nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn tới vai trò của các biến trung gian và thực hiện kiểm định vai trò của các biến này như: Lòng trung thành của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, tiếp cận vốn, danh tiếng. Tuy nhiên biến trung gian liên quan tới chính quyền mới chỉ được đưa ra dưới dạng khuyến nghị (Aras, 2010). Phát triển các quan điểm lý thuyết của các nghiên cứu trước, tác giả đã kiểm định một biến trung gian mới trong mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính là “Sự hỗ trợ của chính quyền”. Cụ thể việc thực hiện CSR sẽ mang lại niềm tin cho chính quyền dẫn tới doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tích cực từ chính quyền và chính điều này giúp tăng hiệu quả tài chính. Mối quan hệ này đã được kiểm định có ý nghĩa thống kê và có hệ số tác động dương.
 
-Thứ hai, các nghiên cứu trước đây đưa ra các kết quả tác động khác nhau giữa CSR và hiệu quả tài chính: Tích cực, tiêu cực và trung lập. Để hiểu rõ được cơ chế tác động, tác giả đã kiểm định được vai trò điều tiết có ý nghĩa thống kê của quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trong mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính. Cụ thể, với các doanh nghiệp có quy mô lớn thì CSR tác động tích cực mạnh mẽ tới hiệu quả tài chính. Tuy nhiên với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì càng thực hiện CSR càng làm cho hiệu quả tài chính xấu đi. Thêm vào đó, với các doanh nghiệp xuất khẩu là chủ yếu thì hoạt động CSR cũng tác động tích cực tới hiệu quả tài chính, nhưng với các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa thì mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính rất mờ nhạt.
 
-Thứ ba, CSR là biến đo lường cấu tạo (formative contruct) chỉ sử dụng PLS là mang lại kết quả chính xác nhất. Thêm vào đó, PLS – SEM (Smart PLS) là công cụ phân tích thế hệ thứ hai có nhiều ưu điểm hơn các công cụ phân tích thế hệ thứ nhất như SPSS, Amos (Hair và cộng sự, 2014). Hơn nữa, khi nghiên cứu chủ đề CSR và hiệu quả tài chính ở Việt Nam chưa có nghiên cứu tiền nhiệm nào trước đó sử dụng PLS – SEM. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
-Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định CSR tác động tích cực tới hiệu quả tài chính. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tự tin thực hiện CSR để mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn trong tương lai.
 
-Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện CSR một cách hiệu quả gồm: Lập kế hoạch chiến lược về CSR, bố trí đội chuyên trách về CSR, khuyến khích người lao động tham gia hoạt động CSR, hình thành quỹ đầu tư cho CSR và luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THESIS’ NEW CONTRIBUTIONS
 
Thesis title: The impacts of corporate social responsibility (CSR) on the financial performance in Vietnam textile and apparel industry 
Major: Accounting, auditing and analysis
PhD student: Phan Thị Thu Hiền             
Advised by: Associate Prof. Nguyen Thi Thu Liên
Institution: National Economics University 
 
Academic and theoretical findings 
 
-Firstly, previous studies on the impacts of CSR on the financial performance mainly employed secondary data and focused on direct impacts (Hồ Thị Vân Anh, 2018). Recently, studies have paid more attention to the role of intermediate variables and verifying the role of such variables as: customer loyalty, employee satisfaction, access to the capital and reputation. However, intermediate variable involving the government was just mentioned in the form of recommendations (Aras, 2010). Developing from the theories of previous studies, the author has verified a new intermediate variable in the relationship between CSR and financial performance as “Government support”. Specifically, the implementation of CSR brings the trust to the government, which leads to the positive support from the government and helps to improve the financial performance. This relationship has been verified to be statistically significant and has a positive impact coefficient. 
 
-Secondly, previous studies have shown different impacts of CSR on financial performance: Positive, negative and neutral. In order to understand the mechanism of impacts, the author has verified the role of regulation with statistical significance of firm size and the ratio of export products in the relationship between CSR and financial performance. Specifically, CSR has a strong positive impact on financial performance with large-scale businesses. However, with small businesses, the more CSR is implemented, the worse the financial performance is. In addition, with predominant export businesses, CSR activities have a positive impact on the financial performance, but with domestic consumption businesses, the relationship between CSR and financial performance is blurred. 
 
-Thirdly, CSR is a formative contruct variable which only achieves the most accurate results by using PLS. In addition, PLS - SEM (Smart PLS) is a second generation analytics tool with many advantages over the first generation analytics tools such as SPSS, Amos (Hair, et al., 2014). Moreover, when studying the topic of CSR and financial performance in Vietnam, no previous authors used PLS – SEM.
 
Recommendations and proposals 
 
-This study one more time confirms that CSR has positive effects on financial performance. Therefore, Vietnamese garment and textile enterprises can confidently implement CSR to achieve better financial performance in the future. 
 
-The study has proposed solutions to help Vietnamese garment and textile enterprises implement CSR effectively, including: Making strategic plan on CSR, arranging teams specialized on CSR, encouraging workers to participate in CSR activities, forming investment fund for CSR and always aiming at the objective of sustainable development.